K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ''Truyện Kiều''. Đoạn trích "Trao Duyên" trong Truyện kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu tiếp, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Khi tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang diễn ra tươi đẹp và đằm thắm thì thình lình tai biến lại dồn đến. Sau khi thu xếp mọi việc bán mình để cứu cha và em, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh rời khỏi nhà. Đêm ấy, Kiều không đành lòng với tình cảnh dang dở cùng Kim Trọng nên cuối cùng, sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái:

''Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa''

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. Kiều đưa cùng một lúc nhưng là đưa từng món một. Mỗi món đều gắn với một kỉ niệm, mang một ý nghĩa của mối tình nồng nàn. Tưởng như Thúy Kiều vừa trao vừa ngập ngừng ngắm nghía lại từng kỉ vật, nhớ lại từng kỉ niệm với nỗi lòng nuối tiếc khôn nguôi cho mối tình tươi thắm ngày nào. Với Vân, có thế đó là những vật vô tri, nhưng với Kiều mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là nhân chứng cho một tình yêu hạnh phúc, là lời thề nguyền gắn bó trăm năm... gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân, nàng căn dặn em ''Duyên này thì giữ vật này của chung''.

''Duyên này'' là duyên giữa Thúy Vân và Kim Trọng, chứ phần của Kiều kể như đã hết. Chị đã trao duyên lại cho em nhưng những kỉ vật này thì xin em hãy coi là ''của chung'' bởi còn có một phần là của chị. Lúc Kiều kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. Nàng tiếc nuối, đau đớn khi có người thứ ba chia sẻ. Trái tim bắt đầu lên tiếng. Cảnh ngộ bắt Kiều phải ''lỗi thề'' nhưng trong đáy lòng nàng đâu dễ để có thể nguôi đi được lời thề xưa và đoạn tuyệt tình cũ được. Đầy xót xa sầu tủi, trong đau đớn tận cùng, Thúy Kiều phải chăng vẫn giữ lấy một chút an ủi nhỏ nhoi.

Những tưởng rằng trao xong ''duyên'' là lòng nhẹ bẫng không còn vướng bận, con đường phía trước sẽ không còn gì níu kéo nhưng ai ngờ trong tâm hồn Kiều lại chứa đựng bao nhiêu sự giằng xé, cố níu kéo, đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng lại không thể tuân theo một cách dễ dàng. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" - Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. ''Mất người còn chút của tin'' Kiều chỉ có thể trao duyên còn tình nàng vẫn không thể trao, nàng không thanh thản, nàng đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết. Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ. Nàng đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình. Sau đó Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.

Nhưng có điều đặc biệt nằm ở chữ ''giữ'' và ''của chung''. ''Giữ'' không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là đưa cho em ''giữ'' hộ. Còn chữ ''của chung'' lại thể hiện tâm lí là Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em. Những chữ đó chứng tỏ tình yêu của nàng và Kim Trọng thật nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên, Kiều vẫn trao duyên cho em, khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. Đoạn thơ là một tiếng nấc chứa đầy tâm trạng của nàng khi ấy, khiến người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Quá đắng cay cho số phận của mình, thấy rõ là mình mệnh bạc, tất cả đã thành quá khứ, Thúy Kiều nghĩ đến một mai sau mù mịt, đau thương khi mình đã chết. Hơn lúc nào hết, ý nghĩ cứ hiện ra và rõ nét dần

''Mai sau dù có bao giờ 

Đốt lò hương ấy so tơ phím này 

Trông ra ngọn cỏ lá cây 

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về 

Hồn còn mang nặng lời thề 

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai''

Đoạn thơ như một lời chiêu hồn buồn thẳm, một hơi thơ khác hẳn với lúc bắt đầu Trao duyên. Đây vẫn là những lời tâm sự của Thúy Kiều với Kim Trọng mà sao lời lẽ bất chợt trở nên xa lắng, mù mịt, phảng phất ma mị như từ cõi bên kia vọng về đến thế. Hàng loạt từ nói về cái chết: âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định ''mai sau'', ''bao giờ'', không khí linh thiêng ''đốt lò hương'', ''so tơ phím'', hình ảnh phất phơ, ma mị ''ngọn cỏ lá cây'', ''hiu hiu gió'',... bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự mất mát, bi kịch của nỗi cô đơn. Nàng cảm thấy mình thật đáng thương. Tâm thức đang chìm dần trong nỗi đau khôn nguôi.

Nàng tưởng tượng đến cảnh sum họp của Trọng - Vân, còn mình chỉ là linh hồn ''xương trắng quê người'' vật vờ cô độc, bất hạnh nhưng vẫn ''mang nặng lời thề'', vẫn khát khao mong muốn được theo làn gió nhẹ ''hiu hiu'' trên ''ngọn cỏ lá cây'' để trở về cõi thế gặp lại người thương yêu. Duyên tình của Kiều đã hết, kỉ vật tình yêu cũng đã trao cho em, nhưng hồn của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim, còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Thế mới biết nàng có tình yêu thủy chung, mãnh liệt đến mức nào. Nàng trở nên cô đơn, tuyệt vọng, dự cảm được tương lai đầy bất hạnh của chính mình. Nghĩ đến đấy, Thúy Kiều tha thiết dặn em:

''Dạ đài cách mặt khuất lời 

Rưới xin giọt nước cho người thác oan''

Nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc. ''Dạ Đài" là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ ''cách mặt khuất lời'' linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người yêu thương nên chỉ xin Trọng một ''chén nước'' để làm phép tẩy oan. Điều đó chứng tỏ Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho ty bất diệt của mình. Hồn của nàng còn ‘mang nặng lời thề’ nên dù có chết đi cũng chẳng thể siêu thoát. Nàng đau đớn, sợ hãi trước tương lai mù mịt...Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch.

Dưới ngòi bút tài hoa sắc sảo của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên rất rõ là một cô gái nhạy cảm, vị tha và giàu lòng yêu thương. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình thông qua lời đối thoại và độc thoại, nỗi đau và tâm hồn của Kiều càng được thể hiện tinh tế, khắc họa sinh động, sâu sắc và đầy xúc cảm tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ, nỗi đau đớn của người con gái bất hạnh này

Đoạn trích là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu bậc nhất trong Truyện Kiều. Qua đó, bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước sự tan vỡ của tình yêu, nàng làm tất cả những gì có thể làm được để người mình yêu được hạnh phúc nhưng người đau khổ nhất vẫn là nàng. Nhờ thế mà đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: nỗi cảm thông sâu sắc đối ới những đau khổ và khát vọng hạnh phúc, tình yêu của con người.



 

9 tháng 5 2021

Trên mạng phải không ạ???

17 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

20 tháng 6 2020

a. Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

- Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân

+ chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều

Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông

+ bức tờ mây:

++ tờ giấy trang trí hình mây có ghi lời thề nguyền của mình

++ thư từ giữa hai nghĩa

->Trong văn cảnh này nên hiểu theo nghĩa thứ nhất hai người đã “tiên thề cũng thảo một chương”

+ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: Thúy Kiều và Kim Trọng đã có chung những kỉ niệm bên nhau.

Bây giờ là lúc Thúy Kiều trao lại hết cho Vân

->Trao kỉ vật cũng đồng nghĩa là trao duyên.

- Khi trao kỉ vật, ở Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

+ Lí trí: trao hết kỉ vật, không giữ lại gì hết -> trao duyên cho em.

->Mong muốn “dù em nên vợ nên chồng” với Kim Trọng

-> Mong muốn em sẽ có cuộc sống hạnh phúc và êm ấm bên Kim Trọng:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

+ Tình cảm:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

++ Trao duyên và giữ “duyên này thì giữ”, em tự mình giữ hết lấy duyên ấy nhưng dặn dò “vật này của chung”. “Của chung” là của cả Kiều – Kim và Vân. Kiều muốn đồng sở hữu

->Từ quá khứ đến hiện tại, nó là sở hữu của Kim – Kiều

->Hiện tại đến tương lai nó là sở hữu của Kim – Vân.

++ Mong muốn em có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên Kim Trọng nhưng “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Mong muốn cả Kim Trọng và Thúy Vân đều không quên mình:

++ Thúy Vân: tình chị em

++ Kim Trọng: tình yêu với mình.

- Dặn “Mất người còn chút của tin” -> người không còn nhưng còn để lại kỉ vật

->Mong muốn mọi người không bao giờ quên mình.

=> Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng.

=> Đau đớn giằng xé trong tâm can Thúy Kiều

b. Dặn dò chuyện mai sau

- Mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn, linh hồn của Thúy Kiều sẽ trở về. Mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị.

-> Một lần nữa Thúy Kiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm

-Lí trí: mong muốn Kim Trọng và Thúy Vân có cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Đó cũng là những giây phút hạnh phúc mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua, đã từng có những giây phút hạnh phúc bên nhau. Trong đêm thề nguyền, Kim Trọng đã “lò đào thêm hương”, “Tiên thề cùng thảo một chương/ Tóc mây một món dao vàng chia đôi” -> Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe.

->Những giây phút hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục, vẫn là cảnh tượng ấy nhưng người thì khác.

5 tháng 4 2022

D

5 tháng 4 2022

Lẹ vậy cô :)

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
13 tháng 3 2022

- keo loan

13 tháng 3 2022

Keo loan

Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “…Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan. Bây giờ trâm gãy, gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lại tình quân, Tơ duyên ngắn ngủ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy, gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủ có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ? Giới thiệu vài nét về nguồn gốc của tác phẩm đó ?
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Các chi tiết lò hương ấy, phím này gợi nhắc đến kỉ niệm nào nữa Thúy Kiều và Kim Trọng ? Điều đó cho thấy mặc dù đã trao duyên cho em nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim như thế nào ?
Câu 4. Những từ ngữ hồn, dạ đài, thác oan cho thấy ý nghĩ nào trong Kiều ?
Câu 5. Đoạn thơ in đậm là lời Thúy Kiều nói với ai ? Điều đó có phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật hay không ?
Câu 6. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ trong đoạn thơ in đậm.
Câu 7. Xét theo mục đích nói, các câu thơ trong phần in đậm chủ yếu thuộc kiểu câu gì ? Mục đích nói của Thúy Kiều khi thốt ra những lời đó là gì ?
Câu 8. Kiều gọi Kim trọng bằng các từ ngữ gì ? Những từ ngữ đó khẳng định điều gì trong tâm tưởng của nàng ?
Câu 9. Do phải bán mình chuộc cha nên Thúy Kiều mới phải trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng tại sao nàng lại khóc và tự nhân lỗi về mình: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” Tiếng khóc ấy thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái họ Vương.
Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi đau đớn trong lòng Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân.
Phần II: Làm văn.
Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu thời hiện đại

0
13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

19 tháng 10 2017

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.