K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

  

 

5 tháng 3 2018

Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây. 
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa. 
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

hok tốt

5 tháng 3 2018

Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cảnhững bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêuthương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc conRồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếuniên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặckhi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việcnhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần,thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múcnước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâmđến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kísắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cảnước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới cácem. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Namcó trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinhquang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”.Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ,động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu,Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứacháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi côngtác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tanhọc, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhườngđường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đếnthăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạnrụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòanói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi củamình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…

Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêuthương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bácxưa” từng nghẹ ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượtkhông gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìmđường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho nhữngcháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư màcậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chúNguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thânthiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồitâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinhngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗithương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao TưởngGiới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà laongồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

“Oa… oa… oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người cócầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưngngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏnhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tánthưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũngkhông ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênhmông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà cònbiết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vaicùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.

2. Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

17 tháng 9 2018

đề thì bn tự làm đi mới công bằng ai đi tham khảo

nói rõ ra copy đi 

tự nghĩ đi bn, mk nghĩ mn ở đây nếu ko copy mạng thì cũng ko ai rảnh vt tuwfd dầu đến cuối đâu

25 tháng 9 2016

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b.   Tả chi tiết:

-     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

-     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

-     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

25 tháng 9 2016

giúp mk cái mở bài vs

 

10 tháng 2 2019

Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng...em chợt nghĩ đến nếu không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ không còn cảnh vui chơi, rước đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt vời chỉ có một chứ không có hai.

10 tháng 2 2019

hông gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong dưới làn nước trong vắt. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm. Cây phượng vĩ, cây xà cừ vươn mình lên để ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Buổi chiều vừa được trời đất ban tặng cho một trận mưa thoả thích, tôi đã say sưa ngủ một giấc dài. Bất chợt ánh vàng chiếu le lói trong mắt tôi. Tôi mở mắt ra thì trăng đã xuyên qua khung cửa sổ, đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bây giờ có lẽ đã là nửa đêm.

Tôi ngồi bật dậy bước ra khu vườn nhỏ. Lắng nghe tiếng suối róc rách gần đó. Ánh vàng bừng lên lấp loá ở ngọn cây, từng dòng trăng vàng rót xuống lớp lá non ướt óng ả. Ngước mắt nhìn lên tôi thấy vòm trời cao lồng lộng, cúi đầu nhìn xuống ánh trăng tràn trề trên mặt đất. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Hoa cau, hoa bưởi càng thêm nồng nàn dưới ánh trăng. Trăng chảy nhễ nhại trên tàu dừa, tàu lá chuối. Những chiếc lá mít, lá vải, lá nhãn... đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Bất giác tôi thốt lên thành tiếng: Đẹp! Đẹp quá!

Chỉ mới hôm qua thôi, tôi thấy ánh trăng còn khuyết, trông như con thuyền nan nhỏ giữa giải ngân hà. Vậy mà giờ đây ánh trăng tròn và sáng quá. Ánh sáng vàng tươi rải đều lên vật vật, tất cả nhuốm một ánh trăng vàng.

Tôi bước vội vào nhà và thầm nghĩ: "Cảm ơn trăng nhé! Bạn thật tuyệt vời. Giá ta và bạn luôn được ở bên nhau. Cảm ơn bạn, cảm ơn... cảm ơn".

24 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!

24 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.