K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2018

Chú trống trường em rất oai. Hiệu lệnh của chú ban ra, cả trường ai cũng phải răm rắp làm theo. 6h30 chú cất ba hồi dài vang động xóm thôn. Học sinh thôn Hạ, thôn Thượng, thôn Trung náo nức, hối hả đến trường. Một hồi chín tiếng, học sinh các lớp xếp hàng vào lớp. Một hồi sáu tiếng báo hiệu ra chơi. Một hồi ba tiếng, học sinh lại vào học. Một hồi trống dài tan học, hàng nghìn học sinh túa ra về.

Tiếng trống trường em kêu to lắm. Từ thôn Thượng, sáng nào em cũng nghe rõ tiếng trông trường em. Cái âm thanh “Tùng! Tùng! Tùng!” lúc khoan, lúc nhặt, lúc dồn dập cứ dội vào lòng em, giục em rảo bước. Chẳng hề cần ăn uống mà chú ta cần mẫn, siêng năng, rất đúng giờ. Ba tháng hè chú nằm nghỉ. Suốt năm học trừ ngày lễ, ngày Chủ nhật là chú được nằm chơi, còn từ thứ 2 đến thứ 7 ngày hai buổi, chú dõng đạc truyền lệnh. Khi nào chú cũng nhắc thầy trò: “Đúng giờ! Đúng giờ! Nhanh lên! Nhanh lên!”

Tiếng trống ngày khai trường, tiếng trống tan học… cái âm thanh bình dị, thân thuộc ấy đã để lại trong tâm hồn em bao kỉ niệm đẹp về mái trường thân yêu, về tình thầy, tình bạn một thời thơ bé.

Mới ngày nào vào học lớp Một, nghe tiếng trống trường ngày khai giảng mà hồi hộp. Thế mà nay em đã là cậu học sinh lớp Bốn rồi. Càng thấy yêu càng thấy nhớ cái âm thanh rộn ràng ấy mỗi buổi mai khi hừng đông rực đỏ.

8 tháng 12 2018

Trường là nơi cho học sinh học tập kiến thức và học cách làm người có ích cho xã hội, mỗi ngày đến trường là một niềm  vui, sau những giờ học tập vất vả chúng em lại được giải lao, cứ đến giờ là tiếng trống trường em cất lên báo hiệu giờ giải lao đã đến. Vì vậy em rất quý cái Trống trường em.Trường là nơi cho học sinh học tập kiến thức và học cách làm người có ích cho xã hội, mỗi ngày đến trường là một niềm  vui, sau những giờ học tập vất vả chúng em lại được giải lao, cứ đến giờ là tiếng trống trường em cất lên báo hiệu giờ giải lao đã đến. Vì vậy em rất quý cái Trống trường em.Em rất yêu quý chiếc Trống trường em nó là người bạn gắn liền với em trong quảng đường  tuổi thơ và cắp sách tới trường

18 tháng 10 2019

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

     + Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

     + Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

24 tháng 10 2019

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

23 tháng 1 2022

đây là hỏi đáp 
mình biết bạn chép trên mạng 
không tự làm được thì đừng có mà trả lời

 

16 tháng 1 2020

các bạn ơi làm thế này có đc  k ?

Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

4 tháng 9 2017

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

6 tháng 12 2018

                                                                           Bài làm

Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng!

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm.



 

Bài làm

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

# Chúc bạn học tốt #

21 tháng 1 2018

                                                                       Bài làm

"Tùng,tùng"mỗi khi nghe tới tiếng trống đó em lại không thể nào quên được những ngày vui nhộn của thời học sinh,nó đã gắn bó với em trong suốt 5 năm học tiểu học.Dù sau này có đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về cái trống trường-người bạn thời ấu thơ.

K CHO MK NHA,NẾU KO HAY THÌ THUI

1 tháng 11 2021

Halloween là một lễ kỷ niệm vào ngày 31 Tháng Mười. Những màu sắc phổ biến nhất trong ngày là màu cam và đen. Halloween đến từ các lễ hội Cel cổ xưa Samhain. The Celts cổ xưa tin rằng vào ngày 31 Tháng 10, nay là Halloween, ranh giới giữa sự sống và cái chết là không rõ ràng, và kẻ chết trở nên nguy hiểm cho cuộc sống bằng cách gây ra các vấn đề như bệnh tật hoặc cây bị hư hỏng. Ngày Halloween, người Celt cổ đại sẽ đặt một bộ xương của cửa sổ của họ đại diện cho những người chết. Tin tưởng rằng người đứng đầu là phần mạnh nhất của cơ thể, có chứa tinh thần và kiến ​​thức, người Celt sử dụng các "đầu" của thực vật để trang trí ngôi nhà của họ. Vào ngày này người ta thường mặc quần áo kỳ lạ như những nhân vật trong tiểu thuyết khủng khiếp hoặc phim để dọa người khác. Mọi người thường thích ăn mặc như con ma, bộ xương, hoặc phù thủy. Bây giờ Halloween là một ngày lễ chính thức ở hầu hết các nước châu Âu.

1 tháng 11 2021

Halloween được tổ chức ở một số quốc gia vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm để tưởng nhớ các vị Thánh (hallows) và những người đã khuất. Các hoạt động Halloween bao gồm khắc bí ngô, kể những câu chuyện rùng rợn và xem phim kinh dị. Hoạt động phổ biến nhất trong Halloween là khi bọn trẻ đi chơi (Trick or Treat) và tổ chức tiệc hóa trang. Trong hoạt động này, các bạn nhỏ sẽ mặc nhiều trang phục khác nhau. Sau đó, họ đi từng nhà gõ cửa những người trong khu phố. Các gia đình đã chuẩn bị rất nhiều đồ ngọt, bánh kẹo để chia cho chúng. Ngoài ra, trẻ sẽ gõ cửa và nói “Trick or Treat”. Khi bọn trẻ nhận được một viên kẹo hoặc một món đồ ngọt, chúng sẽ rất vui. Mặt khác, nếu không nhận được gì, chúng sẽ bày ra một số chiêu trò.

19 tháng 1 2019

a. Mở bài

Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.

b. Thân bài

Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống

– Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ. Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to. Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn

Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng

+ Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp

+ Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài

+ Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”

+ Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên

Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường

– Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về. Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp. Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.

c. Kết bài

Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.