K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIMĐất nước mình bé nhỏ vậy thôi emNhưng làm được những điều phi thường lắmBởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳmBởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian laoKhi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộngCả đất nước mình cùng đồng hành ra trậnTrên...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

 

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

 ....

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

 

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

 

Câu 1.Chỉ ra và nêu hiệu quả của BPTT đc sử dụng trong 2 câu thơ cuối của đoạn văn thứ 1.

           Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
          ( Các bạn giúp mk nha )

Mình cần gấp!

1
8 tháng 6 2020

BPTT : điệp ngữ . Từ ''Bởi''.

TD: Nhằm nhấn mạnh rằng đất nước chúng ta tuy nhỏ bé nhưng lại làm được những điều phi thường bởi trong sâu thẳm mỗi chúng ta , ai cũng đều có sự nhân văn , bởi chúng ta vẫn mãi đoàn kết , cùng là người 1 nước , giữ vẹn nguyên trong tim 2 tiếng '' đồng bào'' .

13 tháng 2 2019

a) PTBĐ :Biểu cảm

b) Ba trường từ vựng

+Trường từ vựng"dụng cụ: giấy,mực ,nghiên

+Trường từ vựng"màu sắc": đỏ ,thắm

+Trường từ vựng"tâm trạng": buồn ,sầu

c) - Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.

- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...

- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

5 tháng 5 2018

Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ "Ông đồ" là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa".

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác "đào lại nở". Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến,

xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là " cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái "di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng - tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.



11 tháng 12 2017

Biện pháp tu từ : ẩn dụ

Tác dụng:

- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.

- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.