K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.

Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và nắm chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.

 

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

tham khảo Trong quá trình thực thi công vụ phòng, chống dịch, các chiến sỹ CAND đã đón nhận được tình cảm quý mến của người dân. Và cũng trong quá trình này, họ đã có những việc làm, hành động ngoài chức trách, phận sự gây xúc động. Đó là, sáng 14/7, các đồng chí Đội CSGT, Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang cùng phối hợp các lực lượng chức năng đảm bảo phòng, chống COVID -19 thì thấy bà cụ lưng còng khó nhọc mang theo túi măng ra chợ bán.

Trung tá Nguyễn Văn Ân và Đại úy Lê Hoàng Nghiệm liền lại hỏi thăm. Khi biết bà cụ 85 tuổi, đi chợ bán măng nhà trồng, lấy tiền mua thuốc, các anh đã mua hết măng, rồi đưa cụ đi mua thuốc và đưa về nhà cách đấy 2km. Hành động ân nghĩa của các anh khi giúp đỡ bà cụ được người dân ủng hộ. Chủ hiệu thuốc đã không lấy tiền khi các anh đưa cụ vào mua; người dân quanh chợ nhìn thấy hình ảnh ấm áp này đã ghi lại, đăng tải trên mạng xã hội…

Cách hành xử của người chiến sỹ CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh trong tình huống gặp phải vào ngày 30/7 khi đang làm nhiệm vụ xử lý người ra đường khi không cần thiết cũng thật đặc biệt. Khi đó, tổ công tác yêu cầu hai người đi xe máy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai dừng lại để kiểm tra. Sau khi biết người em trai mới tốt nghiệp đại học đang chờ xin việc, người chị là sinh viên, do chỉ còn 200.000đ, không đủ mua thực phẩm nên họ phải đi xe máy về quê Phú Yên, chiến sĩ CSGT đã xử lý rất có lý, có tình. Anh không phạt họ, giải thích không được đi xe cá nhân về quê mà liên hệ với địa phương để được đưa về, đồng thời anh đã biếu họ 500.000 đồng để chi dùng tạm khi quay lại nhà trọ.

Ngoài các cá nhân là chiến sỹ Công an, tổ công tác riêng lẻ hỗ trợ người dân khi họ gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ, thời gian qua, nhiều tập thể, đơn vị Công an đã chung tay giúp người dân trong mùa dịch. Đó là, Công an tỉnh Bắc Giang hỗ trợ người dân thu hoạch vải đang chín rộ; Công an tỉnh Nghệ An cấy lúa khi cả làng đi cách ly; Công an tỉnh Đắk Lắk tặng xăng cho người dân về quê bằng xe máy… Đây là những việc làm vô cùng đẹp đẽ, nhân ái, để lại ấn tượng tốt trong cộng đồng.

26 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn

30 tháng 11 2021

tham khảo:

Trong thời buổi covid -10 hoành hành thì có những người đã ra đi vì mắc phải nó. Nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều anh hùng vĩ đại từ xưa như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,..... Và hiện nay cũng vậy. Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hôm nay, tôi cùng Biên ra sông câu cá. Trời mát mẻ và không khí trong lành quả là một điều kiện lí tưởng để chúng tôi tận hưởng một ngày chủ nhật đầy lí thú. Bỗng có một cậu bé ăn xin tiến lại gần về phía tôi, nói :

_ Bạn ơi, có thể giúp đỡ mình một ít được không, mẹ mình đang ốm ở nhà mà mình thì chưa có tiền mua thuốc cho mẹ.- Vừa nói, cậu bé vừa rơm rớm nước mắt.

Thấy vậy, tôi liền hỏi :" Thế bố cậu đâu, sao cậu phải đi xin như thế này". Cậu trả lời tôi :

-Bố tớ mất rồi, hic...hic... nhà tớ chỉ còn có hai mẹ con, mà giờ mẹ tớ cũng ốm luôn, tớ không biết phải làm sao bây giờ.

Nghe cậu nói, tự dưng tôi cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn ở trong cổ. " Có những người đáng thương đến vậy sao?"- tôi thầm nghĩ. Rồi bình tĩnh lại, tôi bảo cậu :

_ Thật ra thì mình cũng không có tiền, nhưng mình có mấy con cá vừa câu được đây. Bạn mang về nấu cho mẹ ăn. Có gì, bạn cho mình số điện thoại và địa chỉ gia đình bạn, mình sẽ nhờ bố mẹ mình giúp đỡ.

Nghe tôi nói vậy, cậu bé vô cùng cảm động. Cậu nhận lấy số cá và cảm ơn tôi. Ngay sau ngày hôm đấy,  ba mẹ tôi đã tìm đến nhà cậu và giúp đỡ cho mẹ cậu tiền thuốc thang. Nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của họ nở rộ trên môi, tôi cảm thấy mình cũng thật hạnh phúc khi làm được một việc có ích.

 Sau cuộc gặp gỡ với cậu bé ăn xin ấy, tôi rút ra nhiều điều. Trong đó, bài học mà tôi tâm đắc nhất  đó là tôi đã biết yêu thương con nguwoif nhiều hơn  và tối cũng nhận ra rằng : mỗi con người chúng ta  sống cần phải biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh. Tình yêu thương chính là phép màu nhiệm để cứu giúp con người.Qủa thực, mỗi người ta gặp trong cuộc sống đều khơi gợi ở ta rất nhiều điều. Và cậu bé ăn xin ấy đã khơi gợi ở tôi tình yêu thương con người- một tình cảm thật thiêng liêng mà chỉ khi đối diện với những số phận bất hạnh hơn mình tôi mới thực sự nhận rõ.

24 tháng 12 2021

TK :

Chuyện về lòng nhân ái: 

Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.

Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.

Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp. 

25 tháng 11 2017

Đề 1:                                                            Bài làm:

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.

7 tháng 12 2017

Noo làm hay,dài thật đó.Khâm phục