K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

Mình mới có lớp 6, nên không biết bơ - men là gì :

BÀI VĂN THAM KHẢO

Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan - cô giáo chủ nhiệm của mình là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.

23 tháng 12 2021

ví dụ câu dùng dấu gạch ngang : 

Marie Cuire - người phụ nữ đầu tiên đạt giải Nobel.

ví dụ câu dùng dấu chấm phẩy :

Mẹ là người nấu cơm cho em ăn hàng ngày, làm người mẹ đảm đang, tần tảo ; chăm sóc em khi em bị ốm , làm người mẹ dịu dàng

23 tháng 12 2021

ví dụ câu dùng dấu gạch ngang :

Marie Cuire - người phụ nữ đầu tiên đạt giải Nobel.

ví dụ câu dùng dấu chấm phẩy :

Mẹ là người nấu cơm cho em ăn hàng ngày, làm người mẹ đảm đang, tần tảo ; chăm sóc em khi em bị ốm , làm người mẹ dịu dàng

4 tháng 9 2019

Chọn đáp án: A

8 tháng 12 2017

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

8 tháng 12 2017

Khi còn nhỏ - thời thơ ấu , mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

12 tháng 12 2017

Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng” là một câu chuyện hết sức xúc động của nhà văn Mĩ Ô-Hen-ri viết lên. Câu chuyện viết về tấm lòng nhân ái, cao cả, bao dung của một người họa sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ men đã sáng tạo ra một kiệt tác để cứu sống con người đó.Câu chuyện viết về hai người họa sĩ Giôn-xi và Xiu họ cùng có chung sở thích là nghệ thuật và cả hai đã cùng thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Giôn-xi đã bị mắc phải một căn bệnh đáng sợ thời đó là viêm phổi.Bơ-men là một họa sĩ già nghèo khổ và cô đơn sống trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Ông cụ đã ngoài sáu mươi, là một người nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn “lòa xòa xuống cái thân hình một tiểu yêu”. Bơ-men ông là một họa sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm trong nghề nhưng đều gặp thất bại và kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Những người nghệ sĩ bất hạnh ấy, ông chưa bao giờ hết mong ước cao đẹp là sẽ “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”, ước muốn chỉ mãi là ước muốn, nó vẫn nằm im trên giá vẽ.Chiếc lá chính là niềm tin của sự sống, chính chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng thì sẽ cứu sống được Giôn-xi. Qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng thì ngạc nhiên chiếc lá vẫn còn trên cây.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vô cảm - không có cảm xúc hay không có tình cảm với sự vật, sự việc - đang dần trở thành một vấn nạn trong xã hội. "Vô cảm" không chỉ được thể hiện qua sự thờ ơ, mà còn từ những hành động vô nhân tính như chụp ảnh, quay phim khi thấy người gặp nạn; thậm chsi là những việc làm vô trách nhiệm nhưu hôi của khi thấy tai nạn. Hậu quả là tạo nên một xã hội lạnh lẽo, hờ hững; con người không nơi nương tựa càng trở nên bơ vơ; những mảnh đời khó khăn lạc lối trogn môi trương phát triển kinh tế nhưng thụt lùi về hơi ấm và hanh phúc của việc quan tâm và được quan tâm. Nguy hiểm sẽ luôn bao trùm mọi nơi, nhwungx việc làm trái đạo đức càng gia tăng, đông fthoiwf kéo theo mối lo âu thường trực trong mỗi người. Vì vậy, ta cần phải hành động để ngăn chặn những mối hiểm họa này bằng cách: gắn kết hơn với gia đình, bạn bè; sẻ chia với những con người bắt hạnh; trau dồi kiến thức về cách ứng xử và đạo đức thông qua những hoạt động trải nghiệm có tính gắn kết; ... Vậy nên, hãy học cách yêu thương, đẻ rồi lan tỏa tình yêu thương của mình tới toàn xã hội và ngăn chặn một tương lai mịt mờ chỉ vì "vô cảm".

26 tháng 9 2021

Từ bé đến giờ, Văn học luôn là sự yêu thích của tôi. Trong tất cả các môn: Toán, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,... thì tôi luôn có hứng thú với việc học Văn. Nói về các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca... mà được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác,được học các văn bản nhiều thể loại như nhật dụng, kí, nghị luận... Những buổi giảng Văn của cô Linh - cô giáo chủ nghiệm của lớp tôi, luôn làm tôi chăm chú, lắng nghe đến mê mẩn. Học Văn là phải hiểu nội dung của văn bản, luôn biết tìm tòi cái mới để khiến môn Văn thêm phần thú vị và không bị nhàm chán.