K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2019

Con người U Minh Hạ: Là những con người tài hoa và mang những phẩm chất tốt đẹp.

- Con người có sức sống mãnh liệt

- Con người giàu tình cảm, ân tình, ân nghĩa

- Trí dung, gan góc, can trường

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Nguyệt và cảm nhận của Lãm về nhân vật.

2. Cảm nhận trên của Lãm tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn và đề cao sức mạnh từ vẻ đẹp tâm hồn ấy.

3. Giới thiệu chung về nhân vật Nguyệt .

            - Là nhân vật chính của tác phẩm. Nguyệt là một nữ thanh niên xung phong làm việc tại Cầu Đá Xanh ( một vị trí trọng yếu trên tuyến đường Trường Sơn)

            - Nguyệt được miêu tả có vẻ  đẹp lí tưởng cả ngoại hình lẫn tâm hồn.

            - Vài nét về ngoại hình ( D/c). Nhưng quan trọng nhất là vẻ đẹp bên trong tâm hồn.

4. Vẻ đẹp trong tâm hồn: Thể hiện ở các mặt sau:

            - Có lý tưởng cao đẹp: Cô tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường xây dựng Cầu Đá Xanh theo tiếng gọi của tổ quốc. Chấp nhận nhiều khó khăn gian khổ.

            - Có tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn: Yêu một người (Lãm) chưa hề gặp mặt và rất chung thủy dù bom đạn chiến tranh rất ác liệt.

            - Có tinh thần đồng đội: thể hiện qua chi tiết giúp Lãm cứu xe. Cũng ở chi tiết này, ta nhận ra ở Nguyệt những phẩm chất của một nữ thanh niên xung phong: Nhanh nhẹn, tháo vác, bình tĩnh dầy bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm...

 => Nguyệt có tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Và điều đó giúp cô vượt qua những khó khăn, khốc liệt của chiến tranh. Rõ ràng Lãm cẩm nhận khá sâu sắc và chính xác về vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt.

5. Vẻ đẹp ấy của Nguyệt - sợi chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn - cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu cần tìm.

 

15 tháng 5 2018

Tnú là một người chiến sĩ:

+ Gan góc, thông minh

+ Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

+ Tính kỉ luật cao

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 8 2017

g, Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man

Hình ảnh cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên.

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế...
Đọc tiếp

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
 Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
                                                                       ( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )

1
17 tháng 3 2022

1/ Giới thiệu chung:

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).

b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ  "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.

- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 

- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.

* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.

3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.

4/ Đánh giá:

- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

17 tháng 3 2022

lâu lâu cs đc cái đề căng kinh khủng ý

27 tháng 10 2017

Giá trị nghệ thuật:

- Cách kể truyện giản gị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn, chân thực và sâu sắc

- Nhân vật được xây dựng và miêu tả sinh động, đặc sắc.

- Bút pháp hiện thực táo bạo

Đáp án cần chọn là: D

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ... Cô học trò nhỏ, con gái của độc...
Đọc tiếp

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.

3
10 tháng 11 2016

hay quáeoeo

13 tháng 11 2016

"Ỷ Lan" là ai thế bn?!? batngo

17 tháng 3 2017

* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  - Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

  - Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.

   + Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

   + Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

28 tháng 4 2017

- Đúng

- “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Khi Lor – ca chết đi, nền nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng kẻ dẫn đường, như cỏ mọc hoang. Đồng thời , tác giả Thanh Thảo đã so sánh sức sống nghệ thuật của Lor – ca như cỏ mọc hoang, sức sống mãnh liệt và lưu truyền mãi. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, là khát vọng nghệ thuật mà cả đời Lor – ca theo đuổi, là cái đẹp mà mọi thế lực đều không thể hủy diệt được.

26 tháng 7 2018

Đáp án: A

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.