K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2017
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”. Bạn tham khảo nha !!!
23 tháng 8 2017

Bài văn Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 166, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người.

Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của người mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẽ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng.

Bài văn đậm chất trữ tình, không có sự việc, không có cốt truyện mà chủ yếu là thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của cuộc đời đứa con yêu dấu.

Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau.

Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được.

Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.

Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ.

Mọi ngày, khi con trai đã ngủ, người mẹ lại lúi húi sắp xếp đồ chơi mà đứa con bầy la liệt khắp nhà: chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa ... đoàn quân thú dàn trận ntrong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long ... Nhưng hôm nay, có điều lạ là chú bé hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp bởi vì mẹ nói: Ngày ami đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi. Dù không hiểu lắm nhưng chắc chú bé cũng lờ mờ hiểu rằng mình đã lớn nên muốn giúp đỡ mẹ.

Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.

Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gì đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hàng năm, cứ vào cuối thu ...mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò.

Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình:

Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người.

Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình.

Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tụ nhiên. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.

Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi:

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.

Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một lí có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra".

Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước ... và cao hơn cả là đạo lí làm người.

Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, tươi đẹp.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.

Bạn tham khảo ở đây nhé:

https://dafulbrightteachers.org/ke-ve-ki-niem-dang-nho-ngay-khai-truong-dau-tien/

7 tháng 9 2021

đâu ra thế

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à


 

16 tháng 9 2021

Sau khi đọc văn bản của tác giả Lý Lan em nhớ lại người mẹ của mình.

Mẹ là người đã cho con được thấy ánh sáng mặt trời, là người cho con có cơ hội được bước đi trên cõi trần gian, là một người đã bỏ qua nhiều thứ để cho con trưởng thành....Từ khi chào đời đến nay cũng đã được....( số năm tuổi của bạn).Nuôi khôn lớn một đứa bé như con chẳng hề dễ dàng gì.Mẹ luôn chăm sóc, răn dạy, chỉ bảo... nhưng chả bao giờ nặng lời dù chỉ một chút.Dù kết quả học tập của em tốt hay xấu mẹ cũng không bao giờ than trách.Mẹ luôn an ủi, động viên khi kết quả chẳng lành đến, luôn vui vẻ và chia sẻ khi được kế quả tốt. Không chỉ nhà trường hay thầy cô mà mẹ cũng đã chỉ cho em những kiến thức cần có trong đời.Mẹ như là cơn gió xuân dịu dàng, tươi đẹp; như là ánh nắng chíu sáng giữa đêm tối; là ánh trăng tỏa sáng trong tim; là tia dẫn đường để em tới nơi mình cần tới... Mẹ như là một nữ anh hùng vậy:" trải nắng dầm mưa làm việc chỉ để có tiền cho con ăn học".Mẹ từng nói với em" mẹ không cần bất cứ điều gì cả, chỉ cần con yêu của mẹ nên người".

Tình yêu của mẹ là thứ gì đó thiêng liêng hơn cả.Tìm một người yêu thương ta như mẹ ở đâu ra?Tình thương của mẹ giúp ta nên người;giúp ta có nơi để về; giúp ta có người thương yêu... Em chỉ muốn nói rằng" con yêu mẹ lắm, người phụ nữ tuyệt nhất đời con"

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !

23 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người.

Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của người mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẽ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng.

Bài văn đậm chất trữ tình, không có sự việc, không có cốt truyện mà chủ yếu là thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của cuộc đời đứa con yêu dấu.

Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau.

Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được.

Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.

Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ.

Mọi ngày, khi con trai đã ngủ, người mẹ lại lúi húi sắp xếp đồ chơi mà đứa con bầy la liệt khắp nhà: chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa ... đoàn quân thú dàn trận ntrong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long ... Nhưng hôm nay, có điều lạ là chú bé hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp bởi vì mẹ nói: Ngày ami đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi. Dù không hiểu lắm nhưng chắc chú bé cũng lờ mờ hiểu rằng mình đã lớn nên muốn giúp đỡ mẹ.

Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.

Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gì đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hàng năm, cứ vào cuối thu... mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò.

Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người.

Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình.

Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tụ nhiên. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.

Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi:

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.

Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một lí có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra".

Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước ... và cao hơn cả là đạo lí làm người.

Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, tươi đẹp.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.

23 tháng 9 2021

cản ơn bạn nhá

 

30 tháng 9 2017

Mở bài:

Mỗi con người có một kỉ niệm riêng, những kỉ niệm vui buồn lẫn lộn. Tôi cũng thế, từ cái hôm học văn bản "Cổng trường mở ra", lòng tôi cứ như sống lại trong cái cảm giác e ngại, lo lắng ấy, thứ cảm giác mà chỉ duy nhất một lần trong đời tôi được trải nghiệm, được trẻ con như: "Ngày tựu trường đầu tiên"

30 tháng 9 2017

Cái mở bài nó....

16 tháng 10 2019
Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.

Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận” . Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô. Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.

Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.

Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .

Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.

16 tháng 10 2019

Tham khảo:

c)

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảnh khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Cũng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Chúc bạn học tốt!

Tâm trạng người mẹ hiền.

Đêm trước ngày khai trường của đứa con vào học lớp Một, mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn đứa con đang nằm ngủ ngon lành “gương mặt thanh thoát… tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.

Quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới… đã sẵn sàng, con “háo hức”, con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường,… vì thế khi con đã lên giường mà “kliông sao nằm yên được”. Sau khi ru con ngủ, mẹ “không biết làm gì nữa”. Mọi thứ đồ chơi của con bày ra, con đã giúp mẹ thu dọn từ chiều, làm rất “hăng hái” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”.

Lên giường, mẹ vẫn “trằn trọc”. Mẹ “không lo lắng” về sự bỡ ngỡ của con. Lên ba, con đã đi học rồi. Trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn mới, thầy cô giáo mới… Mẹ không ngủ được vì mẹ nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ của mẹ khi bà ngoại đưa mẹ đi học. Mẹ “nôn nao, hồi hộp” khi đến gần trường; mẹ “hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng…

Lý Lan đã diễn tả một cách chân thực và cảm động về nỗi thao thức của người mẹ trẻ trong đêm trước ngày khai trường đứa con thơ vào lớp Một. Mẹ thương con; tuổi thơ cắp sách đến trường của mẹ rất đẹp và sâu sắc, nên người mẹ trẻ mới có tâm trạng thao thức và nỗi xúc động như thế.

Rồi cảm xúc của người mẹ trôi theo thời gian và không gian…, mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật “là ngày lễ của xã hội”… Lý Lan rất tinh tế khi thể hiện ước mơ mang tính nhân văn của người mẹ Việt Nam đối với những chính sách về giáo dục.