K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2016
Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương có ý nghĩa gì trong câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương"?

Thảo luận 1

Thứ nhất: đây là kết thúc có hâu của câu chuyện vì Vũ Nương không chết mà được sống sung sướng và cuối cùng cũng được minh oan. Thứ hai: qua đây thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ nói riêng và của người dân nói chung; thái độ công bằng và trân trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Thứ ba: Đây đồng thời cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta thời đó về những cái kết có hậu cho người tốt và về một xã hội tốt đẹp hơn. Thứ tư: Vũ Nương tuy trở về nhưng không ở lại. Chi tiết này có ý nghĩa nàng muốn đoạn tuyệt với cái thế giới đầy những bất công, phi lí, nàng không còn gì để trong mong ở cuộc sống đó và người chồng đó. Thứ năm: Trương Sinh tuy gặp lại Vũ Nương nhưng cũng không một lời giữ nàng ở lại. Đó cũng thể hiện phần nào bản chất của hắn. Nói chung đây là một câu chuyện có giá trị hiện thực cao, phê phán những hủ tục còn tồn tại. Đây cũng là đề tài thường thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ.

Thảo luận 2

- Đó là sự sáng tạo của tác giả (Trong truyện cổ không có chi tiết này) -Tô đậm màu sắc kì ảo của truyện ( người chết sống lại ...) . Giá trị nhân đạo của tác phẩm Tạm thế thôi nhé

11 tháng 12 2017

In

7 tháng 3 2016

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

18 tháng 3 2016

hgfjkjhfkkjhy

27 tháng 3 2016

a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre..

b- Thân bài:

- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...

- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... 

* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.

c- Kết bài:

- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.

- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý. 

 

 

30 tháng 6 2018

Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

​Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

10 tháng 4 2016

-Học xong văn bản, em cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống hôm nay, em thấy ý nghĩa của cây tre còn lại rất ít với cuộc sống con người vì: 

+Do kinh tế phát triển nên người dân không còn làm nhà bằng tre, nứa như trước kia.

+Người dân chặt đi để lấy đất sinh hoạt

28 tháng 3 2016

ngắn thôi nha

 

14 tháng 2 2016

 Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

- Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

- Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

- Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

- Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

 

- Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

 
26 tháng 12 2017

đây là một bài văn ko có kết bài

 

10 tháng 4 2016

Câu1 : Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán dảo Sơn Trà ( Đà Nẵng )

10 tháng 4 2016

hehe

 

18 tháng 4 2016

AI LÀM ĐƯỢC MIK CHO  TICK LUN ok

18 tháng 4 2016

a, Mắc lỗi thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Chữa lại: Qua câu chuyện kể về những anh hùng lịch sử, em rất ngưỡng mộ và biết ơn họ.

b, Mắc lỗi thiếu vị ngữ.

Chữa lại: Com mèo mà tôi nuôi rất lâu dễ thương lắm!

27 tháng 9 2016

a:là ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian

b:câu truyện kể về Vũ Thị Thiết quê ở Nam Sương  tính tình thuỳ mị,nết na,lấy chồng Trương Sinh,.chua được bao lâu thì phải đi lính.Nàng ở nhà phụ dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mình nên đã lâm bệnh.Ít lâu sau mẹ Trương Sinh mất,Vũ Nương lo ma chay chu đáo tử tế như mẹ đẻ của mình.Giặc tan Trương Sinh trở về quê liền biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn và đau khổ.Chỉ vì câu nói của 1 đứa bé ngây thơ mà chàng đã cho là vợ mình hư.Vì quá ghen tuông và hồ đồ mà chàng đã mắng nhiếc đuổi vợ ra khỏi nhà.Uất ức,Vũ Nương đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Vũ Nương luôn hướng về gia đình nhờ có sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang,Vũ Nương được giải oan.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất