K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

2. Nghệ thuật so sánh "Thói quen xấu như hoa cỏ dại lan nhanh..." 

Tác dụng: 

- Tạo ra cách diễn đạt hình ảnh gây ấn tượng với người đọc 

- Tạo ra một phép liên tưởng gần gũi cho thấy tác hại của thói quen xấu nếu chúng ta không biết thay đổi nó

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng...
Đọc tiếp

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có, mang đến cho đời,...Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”

(Mình là nắng, việc của mình là chói chang của Karuko Watanabe - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới 2018)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và cũng có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường”.

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1

Tham khảo:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nói về giá trị của mỗi con người

Câu 3. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ

Tác dụng: Tác giả ví mỗi con người như một bông hoa, có thể có cuộc đời tươi đẹp hay tăm tối nhưng đều sẽ đem lại cho đời những cống hiến, lợi ích. đều sẽ thể hiện vẻ đẹp của mình. Qua đó cho thấy tác giả là người rất phong phú

Câu 4: Thông điệp mà tác giả đã gửi gắm qua đoạn trích là: Mỗi con người, dù đẹp hay xấu, dù sang hay hèn, đều có những vẻ đẹp riêng. vẻ đẹp ấy có thể bộc lộ kín đáo hay rộng rãi. nhưng mọi người hãy tự tin thể hiện vẻ đẹp, tầm quan trọng của mình bất kì lúc nào.

8 tháng 11 2021

Câu 3 chưa chỉ ra dòng nào có biện pháp tu từ kìa bạn :D

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu hỏi1/ Đoạn văn trên được...
Đọc tiếp

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi

1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên.

3/ Cụm từ “nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

4/ Ghi lại một thành ngữ có trong đoạn trích trên?

5/ Nêu và phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

6/ Viết một đoạn văn diễn dịch hoăc T-P-H (khoảng 12 câu) cảm nhận của em về tấm lòng hiếu nhân vật chính trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên

1
15 tháng 10 2021

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi

1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên.

3/ Cụm từ “nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

15 tháng 7 2021

a) Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói đều là những hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, điều đó thể hiện Vũ Nương là người có học thức, thông minh, khôn khéo. Nàng nói có lý do và dùng đủ lí lẽ (được nương nhờ chàng, nào ngờ hạnh phúc mong manh, đổ vỡ) để giải thích nhưng bất thành nên trong tâm trạng rất thất vọng, đau đớn, tủi khổ)
- Tâm trạng: đau đớn, tuyệt vọng trước sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình, không có cách gì hàn gắn được.

15 tháng 7 2021

a, Những hình ảnh VN dùng trong lời nói thể hiện sự tan vỡ, xa cách, chia lìa, báo hiệu một cuộc hôn nhân sắp kết thúc. Tâm trạng của nàng lúc đó vô cùng đau khổ và xót thương khi bị nghi oan mà chồng không hiểu cho

b, Gợi ý cho em viết nhé:

Nói về xã hội xưa (Xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ...)

Nói qua về tình cảnh của người phụ nữ xưa

Biểu hiện của tình cảnh đó

Dẫn chứng (Liên hệ với VN)

Bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình về những câu nói đó

Kết luận

 

“Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân...
Đọc tiếp

“Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân vật “nàng” ngồi trên một kiệu hoa, ẩn hiện ở giữa dòng Hoàng Giang nói lời từ biệt chồng trong giây lát rồi biến mất. Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về chi tiết kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế để liên kết (Gạch chân và chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế).

1
28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi, nàng vẫn không thể trở về được nữa. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này. 

Phép thế: Vũ Nương = nàng

Lời dẫn trực tiếp: In đậm nghiêng

28 tháng 9 2021

em cảm ơnnnnnnnn <3