K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu. Giai cấp công nhân ra đời từ bối cảnh đó.

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức và tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Giai cấp công nhân thời C. Mác là giai cấp lao động làm thuê, bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn. Nhưng từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân

Theo nghĩa rộng, CNXHKH (hay CN cộng sản khoa học) là chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung với tính cách là sự luận toàn diện (triết học, KTCT và XHCT) về sự diệt vong tất yếu của CNTB và thắng lợi tất yếu của CNCS, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin. CNXHKH là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:

+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.

+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.

+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao

- Các phong trào tiêu biểu:

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

1899

Anh

Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.

1893

Pháp

Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893.

01/05/1886

Mỹ

40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

* Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.



 

15 tháng 8 2023

 

C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò quan trọng trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Họ là những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác, một hệ tư tưởng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào công nhân và cách mạng thế giới.

Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân hiểu được bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa, vai trò của giai cấp công nhân trong lịch sử và con đường đi tới giải phóng. Chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho giai cấp công nhân một hệ thống lý luận khoa học để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Họ đã sáng lập ra nhiều tổ chức công nhân và cộng sản, như Liên đoàn những người cộng sản, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai,... Họ đã viết nhiều tác phẩm lý luận có giá trị, như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Kinh tế chính trị học,...

Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân do C. Mác và Ph. Ăng-ghen lãnh đạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân giành được những quyền lợi to lớn, như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội,... Chủ nghĩa Mác đã góp phần lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Nó là một hệ tư tưởng khoa học và cách mạng, có thể giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ.

Tham khảo:

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

14 tháng 9 2023

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

14 tháng 9 2023

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

13 tháng 8 2023

 Bảng tóm tắt: Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9/1864

Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.

1871

Công xã Pa-ri ra đời ở Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Công xã đã thất bại sau 72 ngày tồn tại.

1875

Đảng xã hội Đức được thành lập

1879

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

1883

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

1/5/1886

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chicagô

14/7/1889

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

1893

Đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

Đầu thế kỉ XX

Chủ nghĩa Mác phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.


#Tham_khảo
13 tháng 8 2023

Tham khảo

lập niên biểu phong trào tiêu biểu cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19 tên bài : chủ đề phong trào công nhân từ cuối thế kỉ 18-đến nửa đầu thế

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Các hoạt động nổi bật củaphong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…

+ Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi, như: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,…

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.

+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân:

+ Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

* Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Nguyên nhân:

+ Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

Nguyên nhân trực tiếp: sự kiện chè Bô-xtơn.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.

+ Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

13 tháng 8 2023

 

Tham khảo

1871

Công xã Pa-ri ra đời ở Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Công xã đã thất bại sau 72 ngày tồn tại.

 

Hoàn cảnh ra đời:

- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân => đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

* Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai



 

 

Tham khảo:

Những nét chính:

-Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ 19-đầu thể kỷ 20, phong trào công nhân tiếp tục diễn ra rất sôi nổi ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các nước Âu-Mỹ

+Ngày 1/5/1886, khoảng 400.000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình, đòi giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ.

+Năm 1889, công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn.

+Năm 1893, đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội,…

-Đầu thế kỉ XX, Lênin đã kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Ông chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, vạch rõ tác hại của nó đối với giai cấp công nhân. Với những cống hiến của Lê nin, chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

*Sự ra đời và hoạt động của quốc tế thứ hai:

-Ra đời: 14/7/1789 tại Pháp

-Hoạt động:

+ Từ năm 1889 đến năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

+ Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời (1895), các đảng trong Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản,...

+ Năm 1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Thời gian

Sự kiện

Cuối thế kỉ XVIII,

đầu thế kỉ XIX

Giai cấp công nhân ra đời

1831

Công nhân dệt Li-ông (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1836 - 1847

Phong trào Hiến chương ở Anh

1844

Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập

1848

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố - đánh dấu sự ra đời

của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tháng 6/1848

Công nhân Pa-ri (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1864

Tổ chức Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh.

1871

Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3 tại Pa-ri, đưa tới sự ra đời của Hội đồng

Công xã - đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

1886

Khoảng 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mĩ) bãi công, biểu

tình đòi ngày làm 8 giờ.

Cuối thế kỉ XIX

Nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như:

Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879),

nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

Năm 1889

Quốc tế thứ hai được thành lập

NG
14 tháng 8 2023


 

14 tháng 9 2023

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.