K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

Về chủ đề lòng hiếu thảo

27 tháng 12 2021

coong ơn cha mẹ

11 tháng 10 2023

Bài ca dao là lời của cha mẹ nói với con

6 tháng 12 2021

Tham Khảo 
Bài ca dao là lời mẹ ru con ,nói với con về tình cảm gia đình,về công lao dưỡng dục của cha mẹ. Công cha được so sánh với "núi ngầt trời" , nghĩa mẹ được so sánh với "nước ở ngoài biển Đông" lấy cái to lớn , mênh mông vĩ đại của thiên nhiên để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ. Hai hình ảnh "núi' và "biển' được nhắc lại hai lần có ý nghĩ biểu tượng cho văn hóa phuơng Đông thường so sành cha với trời hoặc núi, so sánh mẹ với đất hoặc nước. Nghệ thuật so sánh  kết hợp với những từ chỉ mức độ "ngất trời ", "rộng mênh mông", khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn , không thể nào đo đếm . Những hình ảnh so sánh ấy khiến cho bài ca dao trở nên đằm thắm , mượt mà, truyền cảm, hình ảnh cụ thể sinh động.
Từ láy :mượt mà 
Từ mượn tiếng Hán: ngất trời
 

6 tháng 12 2021

Từ mượn tiếng Hán và từ láy đâu em ?

17 tháng 10 2021

Cù lao chín chữ: chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề ( cù: siêng năng, lao,: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm: sinh: đẻ , cúc : nâng đỡ , phủ, vướt ve, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, đoái hoài: theo dõi tính tình mà uốn nắn. Phúc ( phú ) : che chở )

hc tốt nhé

17 tháng 10 2021

Nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. 

. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”.

22 tháng 12 2021

So sánh

22 tháng 12 2021

cứ thấy chữ như là so sánh *mẹo

18 tháng 8 2023

BPTT so sánh: "công cha như núi ngất trời", "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng: ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn nghĩa đẹp của đấng sinh thành đồng thời thể hiện tình cảm phải đạo hiếu của người làm con. Qua đó câu thơ tăng giá trị diễn đạt, gợi hình gợi cảm truyền tải sâu sắc đến đọc giả hơn.

- Biện pháp so sánh: 

+ "Công cha" - "núi Thái Sơn"

+ "Nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông" 

- Biện pháp ẩn dụ "núi cao biển rộng mênh mông" - công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh trong câu ca dao giàu sức gợi, tăng giá trị biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

+ Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ khi sinh thành và nuôi dưỡng ta trong suốt cuộc đời. 

+ Nhắc nhở mỗi người con sống phải biết làm tròn chữ hiếu không nên để bố mẹ bận lòng, lo lắng hay sống vô ơn bội nghĩa phủ nhận công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.

19 tháng 3 2022

Tham Khảo

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.

Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nâng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sông, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

 

19 tháng 3 2022

TK:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

 

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.