K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Em không đồng ý với ý kiến trên. Theo em, ý kiến này không hoàn toàn sai, nhưng nó chưa nói lên được bản chất của việc các nước thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á vì quá trình xâm lược của các nước thực dân mang lại cho các quốc gia thuộc địa cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Không đồng ý với ý kiến: thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”. Vì:

- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn.

- Mục đích và chính sách cai trị thực dân phương Tây ở Ấn Độ và Đông Nam Á đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”:

+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm lược Ấn Độ và Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ.

+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Ấn Độ, Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.

+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Đồng ý với ý kiến cho rằng: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Vì:

- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…
NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Không đồng ý với ý kiến: triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam thất bại.

- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

♦ Tuy nhiên, nhà Nguyễn cần chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn nhất trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Vì:

+ Trước vận nước nguy nan, nhiều sĩ phu tiến bộ, đã mạnh dạn đề nghị triều đình cải cách, canh tân đất nước. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã khước từ hoặc thực hiện một cách nửa vời, đồng thời tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

+ Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thời cơ phản công quân Pháp.

15 tháng 8 2023

Em đồng với ý kiến trên vì:

Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình có thể thắng lợi,nhưng vì do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta càng ngày càng giảm sút khiến cho quân địch đục nước lấn tới, từng bước tôn tính nước ta.. Hơn thế nữa, triều đình sẵng sàng hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào của quần chúng ( sau sai lầm này lại tới sai lầm khác cụ thể nhất là trong hiệp ước Nhâm Tuấn năm 1862) và cả chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều đại Nguyễn cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân...Thế nên:Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước.   

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Đồng ý với ý kiến “xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Vì:

+ Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

(*) Thông tin tham khảo:

- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:

+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.

+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.

+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)

14 tháng 9 2023

Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung, em đồng ý với ý kiến này vì: Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

3 tháng 12 2023

Đồng ý: "Quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789 thể hiên tào năng quân sự của vua Quang Trung." Vì quyết định này đc vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tấn công và những sai lầm của quân Thanh. Cụ thể là
Điểm mạnh: Quân Thanh có ưu thế về lực lượng với 29 vạn quân (nhiều hơn so với quân Tây Sơn)
Ý đồ: Sau khi chiếm đc kinh thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ nghỉ ngơi và ăn Tết, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng Giếng sẽ tiếp tục tấn công
Sai lầm:
+ Chiếm được thành Thăng Long tương đối dễ dàng ( do trước đó, quân Tây Sơn chủ động rút lui để tránh thế giặc mạnh và củng cố lực lượng), nên quân Thanh nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp về lực lượng đói phương.
+Khi đang ở thế tấn công và giành đc những chiến thắng ban đầu, bộ chị huy q.Thanh bất ngờ chuyển sang hình thái phòng ngự tạm thời ( thể hiện thông qua việc: cho quân sĩ dừng lại hơn 1 tháng tại Thăng Long để nghỉ ngơi, ăn Tết) khiến quân Thanh tự mất đi thế chủ động ban đầu, không phát huy được tác dụng của ưu thế lực lượng
⇒ Phát hiện và chớp được thời cơ chiến lược có 1 0 2 đó, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tập kích chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh tan quân địch vào khoảng thời gian từ đêm 30 đến sáng mùng 5 Tết KỶ Dậu→ đúng lúc quân Thanh chủ quan nhất

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Mục đích các nước phương Tây xâm lược Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là để mở rộng thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên và chiếm hữu những vị trí chiến lược quan trọng.

Đứng trước nguy cơ bị thôn tính, nhân dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh quyết liệt, chống lại các thế lực xâm lược phương Tây.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Charles Robert Darwin (1809 –  1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.