K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2018

Theo tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Dậu hai mươi sáu tuổi, là một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về. Vì vậy, em không đồng ý với ý kiến đó. Lúc tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, phần vì anh đã quá ốm yếu, lại mới ngất xỉu từ tối hôm qua, phần vì hoảng quá, không biết phải làm sao, anh chỉ vội đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra đó. Một người đàn ông, nhưng vào lúc ốm đau như vậy, cũng cần được chăm sóc đầy đủ, chỉ tội nhà nghèo khó, lại đang mắc tội "thiếu sưu của nhà nước", làm sao anh có tiền chạy chữa thuốc thang? Lúc ấy thì anh có lẽ chẳng còn sức để mà đôi co. Anh muốn chúng nó bắt luôn mình đi, làm cho mình chết đi, để không phiền hà đến vợ con, vậy nên anh mới im lặng. Còn chị Dậu vì quá thương chồng nên một mục van xin bọn tay sai tha cho anh. Anh đã quá mệt mỏi, tuyệt vọng trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến đã đày đọa người nông dân như vậy. Nhưng đến cuối, thấy chị Dậu tức quá làm liều, anh vội can ngăn: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội." cho thấy anh vẫn biết nghĩ và thương vợ.

14 tháng 12 2020

Nhiều nghĩa ở đây là về mặt gì vậy ạ?? Có thể cho mk 1 đề cuh thể đc ko ạ!!!!

15 tháng 12 2020

Nhiều nghĩa ở đây có nghĩa là về mặt vẻ đẹp của người nông dân ạ

 

Cho biết đoạn trích sau của tác giả nào?“… Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho...
Đọc tiếp

Cho biết đoạn trích sau của tác giả nào?

“… Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”

 

A. Ngô Tất Tố.

B. Nam Cao.

C. Nguyên Hồng.

D. Thanh Tịnh.

1
23 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

23 tháng 9 2016

Có vì cái chết của Lão Hạc đã cho người đọc thấy rõ được tấm lòng cảu lão.Lão tuy là con người nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng đáng quý đó là lòng tự trọng, lòng thương con vô bờ bến và lão Hạc đã chọn cái chết để bảo vệ phẩm chất cao đẹp của mình.Đồng thời cái chết của Lão Hạc còn phản ánh xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đó là: chỉ có cái chết mới giữ được phẩm giá của mình

24 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

4 tháng 10 2016

Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.