K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 14. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: Na2SO4, H2SO4, BaCl2, NaOH, MgCl2.Bài 15: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung  dịch bằng phương pháp hoá học.a) Na2CO3, HCl, BaCl2b) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2c) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4Bài 16: Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2,...
Đọc tiếp

Bài 14. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: Na2SO4, H2SO4, BaCl2, NaOH, MgCl2.
Bài 15: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung  dịch bằng phương pháp hoá học.

a) Na2CO3, HCl, BaCl2

b) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2

c) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4

Bài 16: Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.

Bài 17: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy phân biệt các dung dịch mà không dùng bất kỳ thuốc thử nào.

Bài 18: Không được dùng thêm thuốc thử , hãy phân biệt 3 dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn: NaCl, AlCl3, NaOH.

Bài 19. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau mà không dùng thuốc thử nào:

a. HCl, AgNO3, Na2CO3, CaCl2.

b.HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3.

Bài 20. Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4.

Từ bài 16 các bạn tham khảo để làm sau.

 

0
Câu 17. Có 3 dung dịch bị mất nhãn: HCl, NaOH, Na2SO4. Chỉ dùng một hoá chất duy nhất nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch trên?A. Quì tímB. PhenolphtaleinC. Nước vôi trongD. Tàn đóm đỏCâu 18. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm toàn muối trung hoà?A. NaCl, Na2S, NaHCO3B. CaCO3, CaCl2, CaSO4C. KHSO3, MgCl2, CuCl2D. NaHS, KHSO3, Ca(HCO3)2Câu 19. Dung dịch nào sau đây làm cho quí tím chuyển màu đỏ?A. AxitB. Nước cấtC. BazơD. MuốiCâu 20....
Đọc tiếp

Câu 17. Có 3 dung dịch bị mất nhãn: HCl, NaOH, Na2SO4. Chỉ dùng một hoá chất duy nhất nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch trên?

A. Quì tím

B. Phenolphtalein

C. Nước vôi trong

D. Tàn đóm đỏ

Câu 18. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm toàn muối trung hoà?

A. NaCl, Na2S, NaHCO3

B. CaCO3, CaCl2, CaSO4

C. KHSO3, MgCl2, CuCl2

D. NaHS, KHSO3, Ca(HCO3)2

Câu 19. Dung dịch nào sau đây làm cho quí tím chuyển màu đỏ?

A. Axit

B. Nước cất

C. Bazơ

D. Muối

Câu 20. Nhóm bazơ nào sau đây thuộc nhóm bazơ tan?

A. NaOH, Cu(OH)2, KOH

B. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2

C. KOH, NaOH, Ba(OH)2

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3, Ca(OH)2

Câu 21. Độ tan của chất khí trong nước tăng khi

A. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

B. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

D. tăng nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 22. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH có 45 gam chất tan hoà tan trong 100 gam nước?

A. 30%

B. 31%

D. 32%

D. 33%

Câu 23. Tính nồng độ mol của 0,25 mol axit HNO3 có trong 200ml dung dịch?

A. 1,5 M

B. 0,15 M

C. 1,25 M

D. 1,05 M

Câu 24. Tính số mol chất tan có trong:

a)      100ml dung dịch NaOH có hoà tan 0,3 mol

A. 0,3 mol

B. 0,03 mol

C. 0,003 mol

D. 3 mol

b)      250 gam dung dịch NaOH 10%

A. 0,625 mol

B. 0,5 mol

C. 0,0625 mol

D. 0,05 mol

Câu 25. Dẫn toàn bộ 0,2 mol H2 vào ống thuỷ tinh chứa 0,3 mol bột đồng (II) oxit CuO. Sau phản ứng, thu được kim loại đồng màu đỏ và khí H2. Chất nào dư, dư bao nhiêu gam?

A. H2   dư và dư 0,2 gam

C. CuO dư và dư 2,4 gam

B. H2 dư và dư 0,4 gam

D. CuO dư và dư 8 gam

Câu 26. Dùng thuốc thử nào để phân biệt nhanh nhất 2 lọ đựng khí mất nhãn là O2 và N2?

A. Nước vôi trong

B. Quì tím

C. Que đóm đang cháy

D. Vôi bột

Câu 27. Với nước muối nhỏ mắt sinh lý 0,9%  thì chất tan là:

A. Muối NaCl.

C. Nước.

B. Muối NaCl và nước.

D. Dung dịch nước muối thu được.

Câu 28. Lựa chọn phát biểu đúng?

A. Axit là hợp chất tạo bởi một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

B. Axit là hợp chất tạo bởi một nguyên tử hidro liên kết với nhiều gốc axit, các nguyên tử hidro có thể đổi vị trí cho gốc axit.

C. Axit là hợp chất tạo bởi một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với nhiều gốc axit, các gốc axit có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

D. Axit là hợp chất tạo bởi một nguyên tử hidro liên kết với một nhóm nguyên tử axit, các nguyên tử hidro được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Câu 29. Chỉ ra phản ứng thế trong các phản ứng sau?

A. C + O2 -> CO2

B. CuO + H2 -> Cu + H2O

C. N2 + H2 -> NH3

D. CaCO3 -> CaO + CO2

Câu 30. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm axit có oxi?

A. HBr, H2CO3, H2S

C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O

B. HNO3, H2SO4, HCl.

D. HNO3, H2SO4, H3PO4

 

3
1 tháng 7 2021

17.A

18.B

19.A

20.C

21.A

22..B

23.C

24.

a.B

b.A

25.D

26.C

27.A

28.A

29.B

30.D

1 tháng 7 2021

undefined

1 tháng 7 2021

17.A

18.B

19.A

20.C

21.A

22..B

23.C

24.

a.B

b.A

25.D

26.C

27.A

28.A

29.B

30.D

12 tháng 2 2022

- Trích một ít các chất làm mẫu thử, đánh số thứ tự lần lượt

- Cho các chất lần lượt tác dụng với nhau

 Cu(NO3)2Ba(OH)2HClAlCl3H2SO4
Cu(NO3)2 dư-Kết tủa xanhxxx
Ba(OH)2 dưKết tủa xanh-x

Kết tủa trắng, đạt đến cực đại rồi tan dần vào dung dịch

Kết tủa trắng, không tan
HCl dưxx-xx
AlCl3 dưxKết tủa trắng, không tanx-x
H2SO4 dưxKết tủa trắng, không tanxx-

Từ bảng trên, ta có:

+ Làm xuất hiện 1 lần kết tủa xanh: Cu(NO3)2

+ Làm xuất hiện 1 lần kết tủa xanh, 2 lần kết tủa trắng không tan: Ba(OH)2

+ Không hiện tượng: HCl

+ Làm xuất hiện 1 lần kết tủa trắng, đạt đến cực đại rồi tan dần vào dung dịch: AlCl3

+ Làm xuất hiện 1 lần kết tủa trắng không tan: H2SO4

PTHH: 

\(Cu\left(NO_3\right)_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(NO_3\right)_2+Cu\left(OH\right)_2\downarrow\)

\(3Ba\left(OH\right)_2+2AlCl_3\rightarrow3BaCl_2+2Al\left(OH\right)_3\downarrow\)

\(Ba\left(OH\right)_2+2Al\left(OH\right)_3\rightarrow Ba\left(AlO_2\right)_2+4H_2O\)

\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)

\(Ba\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow BaCl_2+2H_2O\)

12 tháng 2 2022

undefined

13 tháng 3 2021

Bài 2 :

Trích mẫu thử

Cho quỳ tím vào các mẫu thử

- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh là NaOH

- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl,H2SO4

- mẫu thử nào không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl

Cho dung dịch BaCl2 vào hai mẫu thử còn

- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là H2SO4

\(BaCl_2 + H_2SO_4 \to BaSO_4 + 2HCl\)

- mẫu thử không hiện tượng gì là HCl

13 tháng 3 2021

Bài 1 : 

Trích mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 vào các mẫu thử :

- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2

\(Ba(OH)_2 + H_2SO_4 \to BaSO_4 + 2H_2O\)

Cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử còn :

- mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4

\(Na_2SO_4 + BaCl_2 \to BaSO_4 + 2NaCl\)

Cho quỳ tím vào hai mẫu thử còn :

- mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là NaOH

- mẫu thử không đổi màu quỳ tím là NaCl

7 tháng 5 2016

- lấy mẫu thử của 4 dd vào 4 lọ và ghi số thứ tự

- cho quỳ tím vào 4 lọ:

+ xanh ----> NaOH

+ đỏ -----> H2SO4

+ 2 dd kia ko đổi màu

- cho 2 dd còn lại tác dụng với Ba(OH)2

+ có kết tủa trắng là Na2SO4

còn lại là NaCl

( Đây là cách làm của mk )

7 tháng 5 2016

 Sử dụng quỳ tím: 
- Qùy tím hóa đỏ:HCl(axit) 
- Qùy tím hóa xanh; NaOH(bazơ) 
Sử dụng thuốc thử BaCl: 
-Có kết tủa trắng: Na2SO 
Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 ! + 2NaCl 
-Không phản ứng : NaCl 

Mình là thành viên mới ủng hộ nha!vui
24 tháng 5 2021

a, Cho tác dụng với  dd Na2CO3

=> tạo khí: HNO3:  Na2CO3 +HNO3 --> 2NaNO3 +H2O +CO2

=> tạo ktua trắng: Ba(OH)2+Na2CO3 --> BaCO3+2NaOH

=> ko hiện tượng: NaCl

b, Cho tác dụng với Ba(HCO3)2

=> tạo ktua trắng: NaOH:    2NaOH+Ba(HCO3)2 --> BaCO3+Na2CO3+2H2O

=> tạo ktua trắng và khí ko màu: H2SO4: H2SO4+Ba(HCO3)2 --> BaSO4+2H2O+2CO2

=> ko hiện tượng: NaCl

c, Cho tác dụng với CuCl2

=> tạo ktua: KOH: 2KOH+CuCl2 --> Cu(OH)2+2KCl

=> ko hiện tượng: KNO3; HCl

- Cho phần ko hiện tượng tác dụng với Fe

=> tạo khí: Fe+2HCl --> FeCl2+H2

=> ko ht: KNO3

d, Cho tác dụng với Ba(HCO3)2

=> tạo ktua+khí ko màu: H2SO4: Ba(HCO3)2+H2SO4 --> BaSO4+2H2O+2CO2

=> tạo ktua: Na2SO4; NaOH

Na2SO4+Ba(HCO3)2 --> BaSO4+2NaHCO3

2NaOH+Ba(HCO3)2 --> BaCO3+Na2CO3+2H2O

- Sục CO2 vào phần ktua thu được

=> Ktua ko tan: Na2SO4

=> ktua tan: NaOH: BaCO3+CO2+H2O --> Ba(HCO3)2

27 tháng 6 2021

- Dùng quỳ tím .

- Trích dẫn mẫu thử và đánh số thứ tự .

- Nhúng quỳ tím vào từng mẫu thử

+, Mẫu thử hóa xanh tạo nhóm I : NaOH, Ba(OH)2

 +, Mẫu thử không màu tạo nhóm 2 II : Na2SO4; BaCl2 .

- Cho nhóm 1 phản ứng lần lượt với nhóm 2 .

+, Chất không hiện tượng là NaOH .

+, Chất tạo 1 lần kết tủa trắng là Ba(OH)2 và chất tạo kết tủa với Ba(OH)2 là Na2SO4 .

Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaOH

+, Chất còn lại là BaCl2 .