K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2020

một hôm trong một chuyến đi chơi thăm phong cảnh đất nước là TN

lạc long quân là CN

gặp nàng âu cơ thuộc dòng dõi tiên ở trên trời đẹp người đẹp nết là VN

16 tháng 10 2017

nghe theo, lên đường

16 tháng 10 2017

Các động từ: nghe; lên đường; chia tay; theo; tôn lên ; lấy

Bài này dễ mà

Áp dụng kiến thức đã học

16 tháng 11 2019
Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là hoa đất

M : tài năng, tài giỏi, tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài đức,...

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát,...

- Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh : vạm vỡ, lực lưõng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,...

M: Người ta là hoa đất

- Nước lã mà vã nên hồ

- Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

- Nhanh như cắt

Vẻ đẹp muôn màu

- Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp, tài giỏi, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, tươi tấn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha...

- Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân tình, thẳng thắn, - Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ,

- Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: : xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,...

- Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả

M : Đẹp người đẹp nết

- Mặt tươi như hoa

- Chữ như gà bới

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Những người quả cảm M : dũng cảm, gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược...

- Vào sinh ra tử

- Gan vàng dạ sắt

10 tháng 4 2018

Chủ nhật vừa qua, ba đưa cả nhà đi chơi Thảo cầm Viên. Theo cách nói của ba thì là đi pic-nic.

Ăn sáng xong, ta-xi đưa cả nhà theo con đường Nguyễn Thị Minh Khai, rồi rẽ vào đường Nam Kì Khởi Nghĩa, đến trước dinh Thông Nhất thì rẽ theo đường Lê Duẩn. Thẳng theo đường Lê Duẩn, đến đầu đường đằng kia là Thảo Cầm Viên thành phố.

Như một hướng dẫn viên thực thụ, bố vừa đi vừa giới thiệu cho mẹ và em biết Thảo Cầm Viên nằm trên bờ sông Thị Nghè, xây dựng vào năm 1683, với diện tích khoảng 30 hec-ta. Bố chỉ cho xem những cây sao đen cao vút, thân thẳng tắp, ngọn ngất nghểu trên trời cao.

Dưới hồ, cây hoa súng lá lớn có gốc gác từ vùng Nam Mĩ. Đi men theo hồ, cây chuôi rẻ quạt trông thật đẹp. Nhìn đúng là một cái quạt đang xoè rộng ra. Bố cho biết loại cây này thường mọc ở sa mạc, thuộc loại cây hiếm. Em còn đang say ngắm cây hoa mai vàng nở hoa đẹp thì bé Hoa đã thích thú vừa kéo tay mẹ đến bên chuồng thú vừa kêu lên sung sướng: “Hổ! Mẹ ơi!" Một con hổ lông vàng với những vằn đen đang nằm ườn mình bên góc chuồng, giương cặp mắt lạnh lùng nhìn khách qua lại. Hổ ta ngoác mồm ra một cái, nhe những cái răng nhọn, to đùng, không biết là ngáp hay muôn trả lời bé Hoa làm bé sợ chết khiếp, ôm vội lấy người mẹ. Bố cười bảo bé Hoa: “Tại con gọi trống không nên ông hổ giận đây! Con phải gọi là ông hổ, biết chưa?" Ở những chuồng bên, những con sư tử có cái bờm xù ra, con gấu đen trũi chỉ còn cái mat trắng dã, con báo với tấm thân lốm đốm đen trên bộ lông hung nhạt đưa mắt hiền từ nhìn theo bé Hoa, có ý an ủi: "Bé đừng sợ. Bọn ta không làm hại bé đâu!"

Qua khỏi khu thú vật hoang dã là khu chim lạ. Em cứ nghếch mắt lên để đọc tên các con chim trong từng chuồng. Này đây là kền kền, hồng hoàng, này đây là trĩ, là công ... Những con giang chân dài, những con bồ nông, rồi cò, sếu không bị nhốt trong chuồng mà được thả tự do đi lại quanh hòn đảo nhỏ nằm giừa hồ nơi trung tâm Thảo cầm Viên. Bé Hoa kêu mỏi chân và kéo bố mẹ lại ghế đá bên hồ. Cả nhà vừa ăn kem vừa ngắm nhìn đàn chim trên đảo.

Bố lấy máy ảnh chụp cho cả nhà. Bé Hoa đòi bố chụp riêng cho bé. Bé đòi lấy cho được hình con giang đang lội trên hồ. Bố cười và bảo: “Yên chí. Bố  sẽ cho con đứng lên con giang nhé!"

Cả nhà ăn uống xong thì mặt trời đã nghiêng về đằng chân trời. Trước khi ra về, bố còn đưa cả nhà vào thăm viện Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật văn hoá đặc sắc của dân tộc.

Cả nhà không quên tạt vào đền vua Hùng thắp hương cầu xin may mắn cho cả gia đình trong năm Bính Tuất này.

Bé Hoa đòi bố chụp cho riêng bé đến 3 kiểu ở khu đền Hùng này. Bé nói lém lỉnh: “Con về thăm Tổ mà lị!"

Trên đường về nhà, bé Hoa không hiểu sao lại nói với bố mẹ đúng cái điều mà tôi đang định nói: “Chủ nhật sau, cả nhà ta lại đi pic-nic nữa, bố mẹ nhé!".



X

10 tháng 4 2018

trung kiên viết hay quá

ĐƯỜNG ĐI SA PAXe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng...
Đọc tiếp

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?

A. Vùng núi

B. Vùng đồng bằng

C. Vùng biển

D. Thành phố

1
23 tháng 10 2018

Đáp án A

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang...
Đọc tiếp

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:

Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp ấy,gồm có câu truyện"Nàng tiên Ốc".

Ngày xửa ngày xưa,ở một làng nọ có bà lão nghèo,sống độc thân quanh năm chỉ mò cua bắt ốc kiếm sống.Bà sống rất tốt với xóm làng,làn da nhăn nheo sạm đi vì gió má,bộ đồ nâu sờn chỉ với nhiều mụn vá và đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ đã quá quen thuộc với hàng xóm gần nhà bà.

Một hôm,bà lại ra đồng mò con tôm con tép.Mãi vẫn chưa tìm được dù chỉ là con tép nhỏ.Bà lão chán nản nhủ thầm:"Giờ mà về nhà tay không mình cũng không còn chút lương nào để ăn nữa.Thôi thì mò nốt lần này,không được thì mình đành về thôi."Lần này,bà mò được rất nhiều tôm tép,trong đó có một con ốc vỏ biêng biếc xanh nom rất đẹp không giống những con ốc khác.Ngắm con ốc,bà thích lắm nên không bán mà thả vào trong chum nước.

Sáng hôm sau,trời vừa hửng nắng thì bà lão ra đồng làm việc.Mãi đến trưa,bà lão mới về tới nhà.Bà ngạc nhiên khi thấy sân nhà sạch sẽ,vườn sau tươi sạch cỏ,đàn lợn đã được ăn nằm ngủ no nê,bước vào nhà là mâm cơm đã được ai đó nấu và dọn ra rất tinh tươm.Tối đó,bà lão trằn trọc không ngủ được và quyết tâm tìm được vị ơn công đã giúp mình.Sáng sớm,bà vờ đi làm,đi đến nửa đường rồi bà lại quay về nhà.Nấp sau hàng cây,bà lão nhìn ra phía sân nhà.Không lâu sau,bà chợt nhìn thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước.Làn da trắng hồng,môi đỏ mọng,mái tóc dài đen mượt và dáng đi nhanh nhẹn ấy vội mất đi vào trong nhà.Thấy thế,bà lão tới gần chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh không cho chui vào nữa.Thấy tiếng động lạ,nàng tiên vội chạy về phía chum nước thì gặp bà lão ôm chầm lấy mình.Bà lão cảm động nói:"Gìa ở đây có một mình,nếu có thể,con hãy ở đây làm con già con nhé!".Nàng tiên Ốc đồng ý,kể từ đó,dưới mái tranh nghèo dù không có gì nhưng hai mẹ con bà lão tốt bụng sống với nhau rất đầm ấm.

Qua câu truyện trên muốn khuyên chúng ta rằng:Ở hiền thì lại gặp hiền,người ngay thì được Phật tiên độ trì.Trong cuộc sống phải sống có trái tim nhân hậu,giúp đỡ lẫn nhau,giúp đỡ người gặp khó khăn bằng cả tái tim của mình.Ở lớp phải biết giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

1
7 tháng 1 2020

Bạn làm văn hay đó,thang điểm tối đa là 5 hả ??? Vậy thì 4,5 nè

4 tháng 4 2021

rất đẹp

4 tháng 4 2021

Đẹp như tiên và đẹp như tranh : Là một người nào đó có nhan sắc đẹp thì người ta sẽ so sánh là như tiên và như tranh.

Đẹp nết hơn đẹp người : Là cái nết quý hơn vẻ đẹp bên ngoài,nếu mà đẹp nhưng tính nết lại xấu thì cũng vứt.Còn nếu mà vẻ đẹp bên ngoài hơi xấu một tí nhứng tính nết lại tốt thì vẫn được mọi người yêu quý.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

23 tháng 6 2018

- Trạng ngữ: sau 80 năm giời làm nô lệ, làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay

- Chủ ngữ: chúng ta

- Vị ngữ: cần phải xây dựng lại cơ đồ 

(mà: từ nối)

- Chủ ngữ: tổ tiên

- Vị ngữ: đã để lại cho chúng ta

- Trạng ngữ: làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu

=> câu ghép

p/s nha! mk cx ko chắc nx!

23 tháng 6 2018

Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay / chúng ta/ phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta ,  

                                   TN                                                                          CN                                   VN

làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

                                VN

Câu trên thuộc câu đơn.

CÔNG CHÚA ÔRI phần còn lại chỉ là bỏ ngữ thôi được xếp vào vị ngữ chứ không phải vế câu thứ 2 đâu.

1 tháng 3 2022

Bài 2: Chọn thành ngữ thích hợp trong các thành ngữ sau để điền vào chỗ trống: đẹp như tiên, đẹp như mộng, đẹp như tranh, đẹp như Tây Thi, đẹp người đẹp nết.

a. Tấm (trong truyện cổ tích Tấm Cám) là một cô gái đẹp người đẹp nết.

b. Nước non mình đâu cũng đẹp như tranh

1 tháng 3 2022

a)đẹp người đẹp nết

b)đẹp như tranh nha

7 tháng 12 2017

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

 

7 tháng 12 2017

Bài làm 

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.