K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2016

Nên sử dụng tài nguyên Trái Đất thật tiết kiệm, từ tốn. Vì lượng tài nguyên trên Trái Đất ngày nay đang giảm rất nhanh và có nguy cơ cạn kiệt, lượng tài nguyên có hạn nên

=> Phải sử dụng tài nguyên Trái Đất thật tiết kiệm!

24 tháng 5 2016

Đối với con người thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên thực sự là món quà của thiên nhiên, để giúp chúng ta sống một cuộc sống thoải mái và yên bình. Tuy nhiên, con người  cần có trách nhiệm bảo tồn cácnguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách thực hiện các bước đúng. Điều này sẽ giúp chúng ta duy trì sự cânbằng môi trường và đáp ứng nhu cầu của chúng ta đầy đủ.

 

Tầm quan trọng của việc làm như vậy có thể được truyền đạt cho mọi người bằng cách sắp xếp các cuộc hội thảo và hội nghị, có các bài giảng của các chuyên gia môi trường nổi tiếng để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất trước sự suy giảm nhanh chóng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, khí thiên nhiên, động vật hoang dã , xăng dầu...

 

Các lý do chính cho sự suy giảm này là việc sử dụng không đúng cách, quá mức và dân số đang phát triển. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất cần được bảo tồn bằng cách áp dụng các quy tắc và các biện pháp nghiêm ngặt. Thông thường, chúng ta thấy lãng phí về nước trên một quy mô lớn mà có thể tránh được bằng cách tiến hành các buổi đào tạo và thông tin giáo dục người dân. Mọi người nên sử dụng nước tối thiểu cho nhu cầu hằng ngày. Phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời, thủy điện có thể là một cách tốt để bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi các tia nắng mặt trời có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng mặt trời, thủy điện có thể được tạo ra bằng cách sử dụng lưu lượng nước trong đập. Số lượng nhiên liệu hóa thạch trên trái đất của chúng ta còn hạn chế và do đó nếu không được sử dụng một cách thận trọng, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Để tránh các nguồn tài nguyên như dầu diesel, xăng dầu ngày cạn kiệt, chúng ta có thể sử dụng xe ôtô chạy điện hoặc khí đốt.

 

Theo báo cáo trình bày của các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, nhiều loài động vật nay đã tuyệt chủng vì sự can thiệp của con người. Hành vi của con người như làm rối loạn sự cân bằng hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy, cần ban hành luật nghiêm khắc, đời sống động vật hoang dã và thủy sản có thể được bảo tồn. Tuy nhiên trong những năm qua, nạn phá rừng đã ảnh hưởng đến một số khu vực của thế giới trong một cách tiêu cực. Chúng ta nên tham gia trong các chiến dịch bảo tồn cho các khu rừng  và cũng có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, giữ môi trường trong sạch và lành mạnh cho cuộc sống là trách nhiệm của mỗi người. 

 

 

Tất cả loài người cần chung tay bảo vệ chính nguồn sống của chúng ta, nâng cao nhận thức để giữ gìn và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

  
15 tháng 12 2021

1 a) Trên Trái Đất có 7 đai khí ápđai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

b)

Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. - Các đai khí áp không liên tục do sự phân bổ xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

14 tháng 12 2016

Trái đất có hai chuyển động lớn là:
Chuyển động quanh mặt trời
Chuyển động tự quay quanh trục
Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo một đường gần tròn, đường đó gọi là quỹ đạo của Trái đất.
Khi chuyển động quanh mặt trời Trái đất luôn tự chuyển động quanh trục . Khi quay trục Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 66 độ 33 phút.
Hai chuyển động này tiến hành đồng thời nhau.
Trái đất quay một vòng quanh trục hết 24h, hay còn gọi là một ngày.
Trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời mất 365 vòng lẻ 1/4 vòng, hay 365 ngày 6h.
Năm Lịch có 365 ngày
Năm Thiên Văn có 365 ngày 6h
Năm Nhuận có 366 ngày

14 tháng 12 2016

Mặt trăng cũng vận động cùng nguyên lý (thổi khí) như Mặt Trời và Trái đất. Rốn thổi khí gọi là Nguyệt khí môn thổi từ tây sang đông, phản lực làm Trăng quay từ đông sang tây tạo ra hai cực bắc âm nam dương. Do vậy:

- Giữa Mặt trăng và Mặt trời hai điện cực cùng chiều đẩy nhau nên mặt trăng không đi theo mặt trời.

- Giữa Mặt trăng và Trái đất hai điện cực ngược chiều nên hấp dẫn nhau, trong đó Trái đất đã ổn định quay quanh mặt trời, còn Mặt trăng thì bị Mặt Trời đẩy, Mặt trăng hấp dẫn với Trái đất, quay quanh Trái đất (xem hình).

Về đường đi thì điều kiện lực tác động của Trái đất vào Trăng giống như sự tác động của Mặt Trời vào Trái đất, nên Mặt trăng đi bên trong quỹ đạo quanh Trái đất, Trăng cũng vận động ngược vòng quay quanh trục (như Trái đất) và di chuyển từ tây sang đông (nên Trăng mọc ngày càng trễ).

Do điện cực ngược chiều lực hấp dẫn làm Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng giữ chặt lấy nhau: Mặt Trời quy định quỹ đạo Trái đất, Trái đất quy định quỹ đạo Mặt trăng, làm cho cả ba cùng nằm trên mặt phẳng và đường đi thì hai thuận một nghịch (Mặt Trời, Trái đất đi về tây, Mặt trăng đi về đông) nên cả 3 dễ gặp nhau trên một đường thẳng, tạo nên nhựt thực, nguyệt thực.

So vận tốc quay giữa Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng:

- Mặt Trời ở giữa quay vận tốc nhanh nhất phát nguồn năng lượng từ, quang, nhiệt mạnh cung cấp cả Thái dương hệ.

- Trái đất quay quanh (ngược chiều Mặt Trời) chậm hơn, với vận tốc 1.669,333 km/h vừa đủ lực điện để thu nguồn năng lượng cần thiết nuôi sống vạn vật, nếu quay chậm hơn âm điện không đủ thu năng lượng, mặt đất sẽ lạnh thành băng tuyết cả, ngược lại nếu quay nhanh hơn, nhiệt sẽ cao thiêu cháy cả vạn vật. Cần có sự phân biệt trường hợp Trái đất quay nhanh hay chậm sẽ thu năng lượng cao hay thấp hơn (bởi trái đất quay nhanh hay chậm tạo từ trường mạnh hay yếu trái dấu với Mặt Trời, tạo cảm ứng thu năng lượng mạnh hay yếu), và trường hợp vật vận động nhanh nhiệt độ thấp hơn như trường hợp trên cao nguyên nhiệt độ thấp hơn dưới thấp (bởi trường hợp này từ trường Trái đất ổn định nên việc thu hút nhiệt của Trái đất ổn định, trên cao nguyên theo định luật hấp thu chuyển hóa năng luợng vận tốc quay nhanh hơn dưới thấp nên nhiệt độ thấp hơn).

- Mặt trăng quay quanh Trái đất (qua đó mà cũng đi quanh Mặt Trời), nhưng Mặt trăng quay cùng chiều Mặt Trời, nên không cảm ứng, không trực tiếp thu nhận điện năng từ Mặt Trời, mà do Trăng quay ngược chiều Trái đất nên có sự cảm ứng với Trái đất, Trăng thu nhận điện năng thông qua sự chuyển tải của Trái đất, và do điện năng Trái đất chuyển giao thấp hơn điện năng Mặt Trời phát ra nên trăng phải quay vận tốc nhanh hơn Trái đất: (1.745,333km/h–1669,8333km/h = 75,500km/h) thu hút quang nhiệt cho sự sinh hóa của mình (có điều đặc biệt Trái đất làm trung gian chuyển từ trường Mặt Trời cho Mặt trăng, và năng lượng ấy làm điều kiện để Trăng trực tiếp thu quang, nhiệt từ Mặt Trời chớ không phải Trăng thu quang, nhiệt thông qua Trái đất).

- Quỹ đạo Mặt trăng nhỏ hơn quỹ đạo trên Trái đất, bởi Mặt trăng chịu lực trong hút vào của Trái đất, lại vừa chịu lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời, làm quỹ đạo Mặt trăng hình bầu dục dẹt ở hai đầu (xem hinh trên).

- Khi Mặt trăng ở giữa Mặt Trời và Trái đất (ngày 30, 1 âm lịch) thì một mặt có lực hút vào của Trái đất, một mặt bị lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời làm nó gần với Trái đất.

- Khi Mặt trăng nằm ở đường vuông góc với trục nối tâm Mặt Trời – Trái đất (ngày 8, 9 và 23, 24 Âm lịch) thì lực đẩy của Mặt Trời làm Mặt trăng giạt ra xa Trái đất.

- Khi Mặt trăng đối xứng Mặt Trời qua Trái đất (ngày 15, 16 Âm lịch). Lực đẩy của Mặt Trời bị Trái đất che làm nó triệt tiêu, bấy giờ một mặt Trái đất hút Trăng, mặt khác Trái đất đóng vai trung gian chuyển lực: Mặt Trời hút Trái đất, Trái đất thêm một lực hút Mặt trăng. Cộng 2 lực hút làm Mặt trăng gần Trái đất (như khi Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời Trái đất vậy).

Câu 1. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải A. bảo vệ môi trường sống. B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên. C. tạo ra các môi trường mới. D. hạn chế khai thác tài nguyên. Câu 2. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất. B. bảo vệ các hệ...
Đọc tiếp

Câu 1. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải A. bảo vệ môi trường sống. B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên. C. tạo ra các môi trường mới. D. hạn chế khai thác tài nguyên. Câu 2. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất. B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái. C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được. D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường. Câu 3. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải. B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng. C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai. D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

1
1 tháng 5 2022

Câu 1. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. bảo vệ môi trường sống.

B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

C. tạo ra các môi trường mới

 D. hạn chế khai thác tài nguyên.

Câu 2. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.

B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.

C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.

D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

Câu 3. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là

A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.

B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.

C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

6 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Gửi Người ngoài hành tinh

Ngày 6 Tháng 12 Năm 2021

Chào người ngoài hành tinh,hôm nay tôi gửi tới bạn chỉ để giới thiệu với một trái đất xinh đẹp của chúng tôi,trái đất của chúng tôi là một hành tinh màu mỡ nhiều cây cối sinh sống và có hệ sinh thái đa dạng phong phú bên đây có 4 mùa là mùa xuân mùa hè mùa thu mùa đông trên đây vẫn có nhiều loài chưa biết bên đây có rất nhiều người tò mò về bạn.Bạn có muốn tìm hiểu thêm về trái đất không

 

Người ngoài hành tinh.  

Gửi từ trái đất

 Chanh xanh 

15 tháng 2 2022

Xin chào tớ tới từ trái đất , chắc hẳn cậu chưa nghe về trái đất bao giờ nhỉ . Vậy thì tớ sẽ kể cho cậu về trái đất thú vị của chúng tớ nhé. 

Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh 1 ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó . Mặt Trời cùng các hành tinh chuyển động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà .Hình dạng của trái đất là hình cầu. Điều này được Pitago phát hiện từ thế kỷ IX trước công nguyên nhưng không đưa ra được chứng minh. Đến năm 340, Arixtốt đã chứng minh được trái đất có hình cầu và được ghi trong cuốn “Về bầu trời”. Còn tớ là con người và tớ sống ở trái đất , ở trái đất của tớ rất bao la rộng lớn , nên tớ chỉ kể được vài điều nhỏ nhoi trong bộ não của tớ . Tớ sống ở Việt Nam là đất nước có nhiều điều kì thú , à cậu có muốn ăn món phở ở việt nam tớ không . Phở việt nam là 1 món ngon của việt nam , dù trái đất tớ hay là thế nhưng có 1 loại virut đang lây nhiễm ở các nơi nên tớ chỉ giám ở trong nhà mà thôi . Con virut này có tên là corona , nên ai cũng phải thực hiện 5K của nhà nước , không chỉ có 1 loại virut thôi đâu . Vì mọi người xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định nên sự nóng lên toàn cầu và làm băng tan khiến cho bao nhiêu con virut cổ đại dù mọi người đã tưởng nó đã chết cũng đã thoát ra ngoài . 

Trái đất của tớ hay là thế nhưng lại có rất nhiều mối nguy hiểm , nên tớ luôn đeo khẩu trang . Rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho tớ và mọi người xung quanh , nếu có dịp rảnh cậu hãy ghé trái đất của tớ nơi có bao nhiêu là điều vi diệu , kì thú đang chờ cậu đấy.

Gửi người ngoài hành tinh

21 tháng 8 2016

 

1.Em hãy ghi chữ Đ vào ô trống ở ý trả lời đúng, chữ S vào ô vuông ở ý trả lời sai:
Môn địa lý lớp 6 giúp các em hiểu biết về:
a) Vị trí của trái đất trong vũ trụ, hình dạng kích thước của trái đất.
Đ
b) Những vận động chính của trái đất và hệ quả của những vận động đó.Đ
c) Lịch sử của đất nước ta.S
d) Bản đồ và cách sử dụng bản đồ trong học tập và trong cuộc sống.
Đ
đ) Cách hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí.Đ
e) Các cảnh đẹp của nước ta.S

 

21 tháng 8 2016

cảm ơn Lê Nguyên Hạo nha

 

25 tháng 8 2019

Dù là mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm, nên rất quý. Vì vậy, chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm khoáng sản.

Đáp án: C

22 tháng 10 2017

- Khái niệm:

    + Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

    + Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản và cho khả năng khai thác.

- Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận chính vì vậy, khi khai thác phải hợp lí, sử dụng phải tiết kiệm.

12 tháng 12 2016

Câu 1:

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?

Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

 

11 tháng 12 2016

Ấn vào đây để xem câu 1!