K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 2 2019

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

21 tháng 2 2021

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

12 tháng 4 2020

lên google

12 tháng 4 2020

Bài làm:

 a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Luận cứ :

  • Có thói quen tốt và thói quen xấu
  • Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
  • Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ

Lập luận :

  • Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
  • Hút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
  • Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người

b. Tìm hiểu đề:

Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.

Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng

Lập làn ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?

2.Thân bài:

Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

  • Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.
  •  Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân
  • Cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột

=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.

Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:

Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

  • Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.
  • Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.
  • Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng

Luận:  Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.

  • Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
  • Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
  • Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)

Rút: Rút ra bài học:

  •  Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. 
  • Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

3. Kết bài: 

  • Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
  • Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
26 tháng 2 2023

Câu hỏi:

Phần (3) đoạn trích khẳng định điều gì?

A. Người Việt cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

B. Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của nó

C. Vẻ đẹp của tiếng Việt là vẻ đẹp thanh điệu  

D. Sự giàu có của tiếng Việt thể hiện ở từ vựng 

30 tháng 12 2017

Đáp án: C

14 tháng 11 2019

Đáp án: C

6 tháng 7 2019

Đáp án: D

20 tháng 11 2019
Tác giả đà chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt sau: – Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội. – Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự tinh tế trong cách dien đạt và sự chính xác trong tình cảm, tư tưởng con người. Đồng thời, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ.
21 tháng 2 2019

Con người trên Trái đất này tồn tại được là nhờ sự sống, Sự sống của con người được cấu tạo bởi rất nhiều yếu tố, và một trong số đó chính là môi trường sống xung quanh. Vậy nên, đã có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.


Vậy môi trường là gì? Môi trường là mọi yếu tố tự nhiên xung quanh ta như đất, nước, không khí,..., nó cung cấp sự sống và giúp con người tồn tại. Bảo vệ môi trường là hành động gìn giữ, không gây tổn hại, không gây ô nhiễm hay tàn phá môi trường. So sánh việc bảo vệ môi trường với việc bảo vệ cuộc sống, ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của việc cần phải bảo tồn thiên nhiên, cuộc sống xung quanh ta như là giữ gìn chính sự sống của mình vậy.

Có thể nói, ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Môi trường luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống của mỗi sinh vật và con người. Môi trường đất giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng làm ăn, rừng là nơi trú ngụ của biết bao cây cối, động vật quý hiếm, môi trường nước giúp con người có nước để sử dụng sinh hoạt, nuôi trồng thủy hải sản, các tài nguyên biển, hay môi trường không khí cung cấp không khi cho con người duy trì sự sống, giúp cây cối điều hòa, quang hợp. Thiếu một trong những yếu tố trên, ta khó mà có thể có một cuộc sống trọn vẹn, thậm chí là không thể duy trì được ổn định sự sống.

Tuy nhiên, hiện nay, môi trường đang bị tàn phá một cách trầm trọng, sông hồ bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, nước đen kịt, không khí thì đầy khói bụi từ các nhà máy, từ các phương tiện giao thông hay đất đai bị xói mòn, xâm nhập mặn, cằn cỗi, Từ đó, gây ra cho con người biết bao bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống. Khi môi trường bị ô nhiễm, con người sẽ chính là các nạn nhân đầu tiên phải gánh chịu hậu quả từ thiên nhiên, mà ngày nay, tần suất của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường xảy ra ngày càng nhiều như các vụ động đất, sóng thần, hiệu ứng nhà kính, mưa đá,..Chắc hẳn chúng ta không thể quên sự kiện nhà máy Formosa đã xả thải xuống các vùng biển Hà Tĩnh , Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến cá chết hàng loạt, gây hoang mang và khổ cực cho bà con ngư dân vùng biển, gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế dân tộc.

Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho cuộc sống con người được yên bình, không phải chịu những tác động xấu hay bệnh tật nguy hiểm, cuộc sống từ đó mà cũng phát triển hơn. Mà muốn vậy thì hành động và ý thức của mỗi con người sẽ là yếu tố quyết định tất cả. vforum.vn Chúng ta không thể cứ bình yên mà nhìn hàng loạt những héc-ta rừng bị chặt phá một cách bừa bãi, không thể nhìn các con sông cứ thế mỗi ngày chuyển màu và bốc mùi, cũng không thể nhìn đường phố bị bao phủ bởi những lớp khói bụi. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường để rồi bảo vệ và giữ gìn nó. Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày như không xả rác bừa bãi xuống sông, hồ, đất đai, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Không đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi gây hiện tượng đất đai cằn cỗi, xâm nhập mặn, Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc và tuyên truyền, kêu gọi mọi người xung quanh cùng chung tay hành động. Hơn hết, các cấp chính quyền cũng cần có những biện pháp răn đe, xử lý một cách chặt chẽ và hợp lý với các đối tượng có hành vi cố ý làm ô nhiễm môi trường.

Chừng nào loài người còn tồn tại, chừng đó chúng ta vẫn cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với chính nơi mình đang sống, với môi trường, với Trái Đất này. Cuộc sống có tươi đẹp hay không phụ thuộc vào con người có biết giữ cho môi trường sống của mình xanh – sạch – đẹp hay không. “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”, chân lý ấy như một lời kêu gọi trách nhiệm, một cẩm nang sống đối với mỗi người, đó là cách để giữ gìn chính sự sống của mình

21 tháng 2 2019

Mk đã nói là ko chép mạng mà . Sao bạn vẫn chép mạng vậy