K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2019

Đáp án D

26 tháng 9 2018

Đáp án D

26 tháng 2 2017

Chọn đáp án B

11 tháng 12 2017

Đáp án C

Ngày 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ

17 tháng 6 2018

Đáp án: B

Tham Khảo

 

Việt Nam Cộng hòa (viết tắt VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một cựu quốc gia tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.

Trong các tài liệu nước ngoài hoặc quốc tế, chính phủ này còn được gọi là South Vietnam (Nam Việt Nam) để chỉ vị trí địa lý kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa bác bỏ việc thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956 theo Hiệp định Genève với lý do họ không ký hiệp định này. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối chọi với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập năm 1969 do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo.

Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên.[1] Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.[2][3] Sau những hỗn loạn nội bộ ngày càng gia tăng, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau đó, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng liên tục sụp đổ do các cuộc đảo chính lẫn nhau. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967–1975 sau cuộc tuyển cử tổng thống.

Sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 1959 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) được thành lập với viện trợ, trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến Việt Nam leo thang về quy mô khi các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến vào năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ các tàu sân bay của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký tháng 1 năm 1973, chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, tiếp sau đó là việc thống nhất hai miền đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 lập ra nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2 tháng 2 2016

Từ bản Tuyên ngôn Ðộc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, bản Tuyên ngôn 2/9 đã nêu ra một chân lý lịch sử: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,” “đó là lẽ phải không ai chối cãi được.”

Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn,” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do.

Tuyên ngôn Ðộc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Bản Tuyên ngôn chính thức chỉ ra một chính quyền cách mạng mới của nhân dân Việt Nam được xây dựng và trưởng thành theo đúng ý nguyện của mọi tầng lớp nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do.”

Tuyên ngôn Độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại. Bản Tuyên ngôn Độc lập là thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bản Tuyên ngôn còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới. 

Tuyên ngôn Độc lập cũng là áng văn chính luận giàu chất trí tuệ, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không khô khan, lý trí mà giàu cảm hứng, không bi lụy, cảm thương, mà có giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, thuyết phục.

Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ sắc sảo và lỗi lạc của Người. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như trí tuệ sắc sảo của Người mãi mãi soi sáng đường chúng ta đi. 

Với giọng đọc trang trọng, ấm áp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm đã qua, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào lòng người như sự thức tỉnh, khẳng định niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam vào tương lai tươi đẹp. Đó là áng văn bất hủ góp phần làm nên cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta.

2 tháng 2 2016

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mit tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân đủ các tầng lớp ở Thủ Đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ  lâm thời trịnh trọng đọc "Tuyên ngôn Độc lập", tuyên bố với toàn thể quốc dân và Thế Giới : NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI.

- Nôi dung của bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm mấy điểm sau :

     + Nêu những quyền thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được. Đó là quyển bình đẳng giữa các dân tộc. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được; trong  những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

     + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  đối với nhân dân  ta gần một thế kỉ, đồng thời tố cáo sự câu kết, áp bức bóc lột của Pháp - Nhật đối với nhân dân ta.

     + Khẳng định chủ quyền của nước trên hai phương diện : Pháp lí và thực tiễn : "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập...và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập."

    + Cuối cùng "Tuyên ngôn" khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dâ ta : "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thàn và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

- "Tuyên ngôn Độc lập" là văn kiện lịch sử trọng đại. Ngày 2/9/2145 mãi mãi ghi vào lịch sử Việt Nam là ngày hội lớn, vẻ vang dân tộc Việt Nam- Ngày tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

18 tháng 7 2017

Đáp án A

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố và toàn thể nhân dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

28 tháng 9 2018

Đáp án C