K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (SGK, trang 112, Tập 1) Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên Giang phong ngư hỏa đổi sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. – Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian, trống trải cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bài sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người. + Câu đầu cho ta hình dung mảnh trăng ở cuối trời xa đã thấp phía chân trời. Trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đốn lúc này là một khoảng khá dài. Vì quá sợ cái điều đột ngột này (đột ngột ở con quạ, chứ không phải đột ngột với chúng ta!) mà quạ đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật lặng tờ dưới ánh trăng suông. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi lừ nhành sương, nơi quạ đứng. Cũng có thể hiểu, quạ kêu sương khói tới đầy trời. + Câu thứ hai cho ta hình dung đông lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà môi sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng. + Cả hai câu chỉ có không gian nhưng nó cho ta hình dung được thời gian lúc này là còn rất sớm, còn quá sớm. – Hai dòng sau muốn nhấn mạnh tiếng chuông chùa Hàn Sơn. Dù nó ở ngoài thành Cô Tô nhưng chắc hẳn là nới rất xa với nơi thuyền khách ngủ. Tiếng chuông ấy đã đông vào lúc nửa đêm đã đánh thức khách dậy trong một tâm trạng man mác, trong một đêm xa quê thao thức đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
12 tháng 4 2018

Thơ Đường là tinh hoa văn hoá của văn học Trung Quốc và của nhân loại. Thơ Đường mà chúng em được học trong chương trình thường chỉ có bốn câu, gồm những bài: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết buổi mới về quế. Hai câu cuối trong bài Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất:

Phiên âm:

Cử đầu vọng minh nguyệt 
Đè đầu tư cố hương. (Lý Bạch)

Dịch thơ:

Ngẩng đầu nhìn trăng sảng 
Cúi đầu nhớ cố hương.

Toàn bộ bài thơ thề hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê hương của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biếu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ơ trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không được chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.

Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu. Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ỏ' quê nhà, nhớ mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thế nhớ về một đêm trăng tương tự như thế được ở bên bạn bè để vừa làm thơ, uống rượu và ngắm trăng.

Trong đời người chắc chắn ai cũng sẽ có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khách quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn đề rồi đến lượt mình ta lại: Đề đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.

12 tháng 4 2018

Thank you

12 tháng 1 2019

Thơ Đường là tinh hoa văn hoá của văn học Trung Quốc và của nhân loại. Thơ Đường mà chúng em được học trong chương trình thường chỉ có bốn câu, gồm những bài: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết buổi mới về quế. Hai câu cuối trong bài Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất:

Phiên âm:

Cử đầu vọng minh nguyệt 
Đè đầu tư cố hương. (Lý Bạch)

Dịch thơ:

Ngẩng đầu nhìn trăng sảng 
Cúi đầu nhớ cố hương.

Toàn bộ bài thơ thề hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê hương của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biếu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ơ trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không được chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.

Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu. Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ỏ' quê nhà, nhớ mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thế nhớ về một đêm trăng tương tự như thế được ở bên bạn bè để vừa làm thơ, uống rượu và ngắm trăng.

Trong đời người chắc chắn ai cũng sẽ có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khách quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn đề rồi đến lượt mình ta lại: Đề đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.

17 tháng 10 2016

a)  - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

b) - Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.

- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.

- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.

-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.

- NT: phép đối, tả cảnh ngụ tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

15 tháng 10 2016

a) - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê.

 

15 tháng 10 2016

b) Hai câu thơ đầu: 
- Tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, không ngủ được nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.
- Cảm nhận = ảo  giác: Trăng sáng không biết là trăng hay là sương.
-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh.
Hai câu thơ cuối:

- Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.
- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.
- Vọng minh nguyệt >< Tư cố hương.
-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.
- Nghệ thuật: phép đối, tả cảnh ngụ tình.
=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

 

 

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :- Vì sao nhìn trăng...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?

b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?

- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?

c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

- Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương ?

- So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d) Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

GIÚP MK VS..MK ĐAG CẦN GẤP LẮM

MK CẢM ƠN TRƯỚC

3
27 tháng 10 2016

d.

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

Bn có bt tl câu a, b, c ko..giúp mk vs

Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ...
Đọc tiếp
  1. Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? 
  2. Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:
  • Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?
  • Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu thơ cuối để hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

     4. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

5
17 tháng 10 2016

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

17 tháng 10 2016

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

16 tháng 6 2018

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

- Cả bài gồm có 4 câu

- Mỗi câu có 5 từ

- Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau

18 tháng 11 2018

- Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

     Ngắt nhịp:

- Câu 1: 3/4

- Câu 2 và 3 : ngắt nhịp 4/3

- Câu 4: ngắt nhịp 2/5

- Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

     _Hok tốt_

!!!

Bài làm

Bài thơ được viết theo kiểu chữ: Hán việt. 

Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ nguyệt

Đặc điểm của thể thơ đó là: Mỗi dòng 7 tiếng

                                                  Mỗi câu thơ 4 dòng

                                                   Hiệp vần chữ cuối ở dòng:1-2-4

                                                   Ngắt nhịp:3/4

                                                   Câu 2 và câu 3 ngắt nhịp 4/3.

- Cả 2 bài thơ đều được ngắt nhịp:4/3

# Chúc bạn học tốt #

4 tháng 10 2018

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối