K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

THAM KHẢO : 

Tết Dương Lịch1 tháng 1Ngày lễ Tết Quốc tế của hầu hết các quốc gia.
Tết Nguyên ĐánNgày cuối tháng Chạp đến
mồng 4 tháng Giêng (Âm lịch)[2]
Tết cổ truyền dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương10 tháng 3 (Âm lịch)Tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các Vua Hùng.

 

12 tháng 12 2016

Trước tiên bạn phải hiểu từ thuần Việt là gì.

VD: Vợ, chồng, mắt, mũi,...

12 tháng 12 2016

từ thuần việt là từ không mượn của nước khác

 

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

12 tháng 2 2022

E tk:

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

12 tháng 2 2022

THAM KHẢO

Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, và ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, nhiều người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi.Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình.Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chũng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.

29 tháng 1 2016

Bài viết

Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm.

Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó hoa này.

Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang trọng trong bộ comle. Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống vang lên:

- Tùng! Tùng! Tùng!...

Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách.

Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 - 11 này.

Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người.

Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất. Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Lúc đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã.

 Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng.

Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò, chúng tôi nghe mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh - học sinh lớp 9 cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo.

Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi. Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tôi.

29 tháng 1 2016

Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà 
giáo Việt Nam 20 - 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ 
quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để 
ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm. 
Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo 
đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó 
hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó 
hoa này. 
Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn 
cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ 
màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của 
những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên 
chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng 
có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 
Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi 
thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài 
thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng 
nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang trọng trong bộ comle. 
Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống 
vang lên: 
- Tùng! Tùng! Tùng!... 
Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp 
mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai 
bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách. 
Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang 
trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của 
ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi 
ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu 
trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 - 11 này. 
Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị 
đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca 
ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người. 
Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm 
dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế 
là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất. 
Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Lúc 
đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen 
bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy 
cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã. 
Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho 
các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi 
ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời 
nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng. 
Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời 
phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò, chúng tôi nghe 
mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh - học sinh lớp 9 
cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô 
giáo. 
Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng 
muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo 
tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi. 
Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với 
lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là 
buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tô

23 tháng 10 2018

chào hỏi người lớn

ăn uống phải phần người khác

18 tháng 12 2018

1 trọng, khinh, vượng, cận

 2

Gương: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính".

Về: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi".
Vợ: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ"
Giường: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng".
"Sức" trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "力", âm Hán Việt là "lực".
"Đền" trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện".
Cướp: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp".
Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng").
Thuê: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế"