K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

Tham khảo:

Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Trở thành thành viên ASEAN đã giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hòa bình hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, tạo cho chúng ta những cơ hội và triển vọng mới phát triển đất nước. 

Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 20 năm tham gia ASEAN chứng kiến quá trình trưởng thành của Việt Nam trên sân chơi hội nhập, từ giai đoạn học hỏi, làm quen để vượt qua những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu, đến hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của một thành viên và tiến tới vị thế hiện nay là một thành viên chủ động, tích cực tham gia định hình “luật chơi chung”. Có thể nói, các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành, là một trong những cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam. Tổng kết quá trình Việt Nam tham gia ASEAN, nhiều dấu ấn đóng góp quan trọng của Việt Nam luôn gắn liền với những bước tiến đầy ý nghĩa của ASEAN. Trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN, thì ý tưởng thành lập Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là sáng kiến của Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam: một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thống nhất sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển ở khu vực. Với phương châm chủ đạo đó, một thập kỷ rưỡi qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.

Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực.

Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. Năm 2001, Việt Nam là nước chủ trì xây dựng và góp phần trong Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp Khoảng cách Phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực đóng góp xây dựng và triển khai các lộ trình, kế hoạch hành động về xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đáng chú ý, Việt Nam đã đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn sau khi Hiến chương ASEAN được ký kết và luôn tích cực trong quá trình triển khai; là nước thứ 2 cử đại diện thường trực trong Ủy ban các Đại diện thường trực về ASEAN (CPR) và được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp hướng tới hình thành cộng đồng vào cuối năm nay. 
Việt Nam là một trong những nước tích cực trong việc thúc đẩy duy trì đoàn kết nội khối, đề cao tự cường khu vực, các giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. 
Với việc đề cao sức mạnh đoàn kết và tự cường, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong năm 1998, chúng ta đã tích cực phối hợp với các nước ASEAN trong việc vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính 1997-1998 cũng như đưa ra quyết sách kết nạp Campuchia vào ASEAN năm 1999.

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, bản lĩnh tự chủ của ASEAN trong ứng xử với các nước lớn lại một lần nữa được khẳng định thông qua quyết định kết nạp Nga và Mỹ vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), qua đó càng khẳng định vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. 
 Việt Nam cũng đã có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam luôn đề cao vai trò của việc tuân thủ Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) như bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, ở khu vực, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Về Biển Đông, Việt Nam luôn tích cực đề cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC v.v… 

Những đóng góp chính

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

11 tháng 2 2022

refer

Vai trò của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN - Chi tiết tin tức - Sở Ngoại vụ

NG
25 tháng 10 2023

Ngành du lịch

- Việt Nam có một địa hình đa dạng, từ bãi biển dài và đồng bằng sông Cửu Long phẳng lặng đến các dãy núi cao và khu vực cao nguyên. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành du lịch:

+ Bãi biển và du lịch biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan biển tuyệt vời. Địa hình phẳng của các vùng biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển và các khu nghỉ dưỡng.

+ Du lịch núi và leo núi: Các dãy núi như dãy Trường Sơn và dãy núi Tây Bắc cung cấp cơ hội tuyệt vời cho du lịch núi và leo núi. Địa hình núi cao, rừng rậm và dân tộc thiểu số làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn đối với người yêu thích phượt và du lịch mạo hiểm.

+ Du lịch vùng cao nguyên: Các khu vực cao nguyên như Đà Lạt và Pleiku cung cấp không gian mát mẻ và cảnh quan độc đáo. Địa hình cao nguyên tạo điều kiện thích hợp cho du lịch thảo nguyên, thăm vườn hoa, và trải nghiệm khí hậu mát mẻ.

- Khó khăn và thách thức: địa hình núi cao và xa xôi có thể tạo ra thách thức về việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển. Việc phát triển du lịch ở những khu vực này có thể đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý thông minh để bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.

9 tháng 3 2022

Tham khảo
câu 1;

 

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

c2;- Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo.
+ Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.

c3;Sông bạch đằng ; sông kinh thầy; sông cấm ;......


 

11 tháng 3 2022

@lạclạc cảm ơn bạn nhiều ạ🥰🥰

 

 

9 tháng 3 2022

Mình cần gấp ạaaa huhu

 

9 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

-Sông ngòi:

+Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
+Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
+Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

-Đất:

+Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam
+Nước ta có ba nhóm đất chính:Nhóm đất feralit vùng núi thấp,nhóm đất mùn núi cao,nhóm đất phù sa sông và biển

8 tháng 1 2021

Vì TQ, Ấn Độ có số dân đông nên sản lượng lúa gạo chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước.VN, Thái Lan có số dân trung bình, sản lượng lúa làm ra trong nước tiêu thụ rất ít nên phần lớn lúa dư rất nhiều đem đi xuất khẩu.⇒ Việt Nam, Thái Lan chiếm vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

21 tháng 3 2021

Đáp án 

Đối với người dân hải phòng, biển là nguồn cung cấp cá cho nhân dân để làm mắm . nổi tiếng là nước mắm Cát Hải. Biển còn giúp Hải Phòng điều hoà nhiệt độ vào mùa Hạ.

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điềm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi tài sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn, nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… các di tích lịch sử và văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đaị như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm, trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.