K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

Bạn tham khảo nhé:

Bài làm

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc...

Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả nhữnggì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và đểgiải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cố đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

Sách còn dạy cho ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phức, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên chứng minh rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ”.

Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thểhiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết đểlàm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổbiến trên thị trường thì một số ít người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn cócủa sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quyluật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

Những cuốn sách như thể không thể “thắp sáng trí tuệ” của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái dộ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu đượctừ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ.

Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, sốngười biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần tàn lụi.

30 tháng 3 2017

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.

Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

6 tháng 4 2021

Tham khaỏ nha em:

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.

Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!

Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.

 

"Sách là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người", do đó, chúng ta luôn phải biết giữ gìn, không phải là giữ sách cho mới, mà là giữ gìn những gì quý báu và bổ ích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có con người.

7 tháng 4 2021

hay nè bn cảm ơn nha

những ví dụ cho thấy sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người:

- giúp chúng ta phát triển tài năng trí tuệ của chúng ta

- giúp chúng ta hiểu biết về những gì ta không biết

- giúp chúng ta cách làm người

-giúp soi sáng con đường chúng ta đã định hướng

- giúp con người hiểu biết sâu hơn về mọi vấn đề cần biết

.....

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.

Đề: Một nhà văn có nói :"Sách là ngọc đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" Hãy giải thích nội dung câu nói đó a) Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? Hãy tìm các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích. b) Em hãy suy nghĩ về hình ảnh "ngọn đèn sáng bất diệt", tìm ra nghĩa bóng của nó và cho biết vì sao sách lai là ngọn...
Đọc tiếp

Đề: Một nhà văn có nói :"Sách là ngọc đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" Hãy giải thích nội dung câu nói đó

a) Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? Hãy tìm các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích.

b) Em hãy suy nghĩ về hình ảnh "ngọn đèn sáng bất diệt", tìm ra nghĩa bóng của nó và cho biết vì sao sách lai là ngọn đèn sáng bất diệt

c) Vì sao nói đến sách người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người?

d) Hãy tìm những ví dụ cho thấy sánh là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ

e) Câu nói trên có phải là lời ca ngợi sách, lời tôn vinh sách hay không? Thử tìm thêm những câu nói hay khác của sách để hiểu sâu vấn đề

g) Tình cảm, thái độ của em đối với sách và câu nói ấy.

0
2 tháng 4 2017

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc...

Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả nhữnggì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và đểgiải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cố đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

Sách còn dạy cho ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phức, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên chứng minh rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ”.

Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thểhiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết đểlàm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổbiến trên thị trường thì một số ít người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn cócủa sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

Thếnào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quyluật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

Những cuốn sách như thể không thể “thắp sáng trí tuệ” của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái dộ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu đượctừ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ.

Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, sốngười biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần tàn lụi.

2 tháng 4 2017

. Mở bài :
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người
- Trích dẫn câu nói
2. Thân bài :
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :
Sách là gì ?
+ Là kho tàng tri thức :
-Về thế giới tự nhiên
-Về đời sống con người
-Về kinh nghiệm sản xuất
+ Là sản phẩm tinh thần :
-Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
-Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài
-Hàng hóa có giá trị đặc biệt
+ Là người bạn tâm tình gần gũi :
-Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời
-Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :
-Khoa học tự nhiên
-Khoa học xã hội
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian :
-Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
-Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước
b) Bình luận về tác dụng của sách
+ Sách tốt :
-Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết
-Giúp con người khám phá giá trị của bản thân
-Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo
+ Sách xấu :
-Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng
-Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách
c) Thái độ đối với việc đọc sách :
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài
- Cần chọn sách tốt để đọc
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu
3. Kết bài :
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân

Bạn dựa dàn ý này nhé!

3 tháng 5 2017

Bài 1:
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

3 tháng 5 2017

3,

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.

giai-thich-cau-tuc-ngu-sach-la-ngo-den-tri-tue-con-nguoi

Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

1 tháng 4 2018

Đã từ lâu đời, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò qua trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đã hoặc những văn bản cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê luộc...

Sách là kho tàng chữa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lại và để giải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao ? quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hằng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cổ đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

Sách còn dạy cho ta biết được bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên chứng minh rằng Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ.

Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thể hiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vẫn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách vở trở thành hàng hóa thông dụng và phổ biến trên thị trường thì một số người làm công viêc xuất bản sách với mục đích duy nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt nên sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn có của sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt, sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quy luật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ hẹp hòi, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiên thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

Những cuốn sách như thế không thể thắp sáng trí tuệ của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dinh dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuộc bổ vô cùng nguy hại , cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái độ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không đam mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu được từ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

Đọc sách là vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những cuốn sách của Bruno, Galile về trái đất và thái dương hệ đã mở cho loài người một thời kì trên con đương trinh phục vũ trụ. Đọc tiểu thuyết của Ban-dắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia ông cho ta từng đau khổ và ước mơ những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, số người biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phượng tiện học tập và giải trí hiện đại như ti vi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... Nhưng không gì có thể thay thế vai trò của sách. Sách vẫn tiếp thục phát huy khả nàng vi diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần lụi tàn.

1 tháng 4 2018

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc...

Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả nhữnggì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và đểgiải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cố đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

Sách còn dạy cho ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phức, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên chứng minh rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ”.

Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thểhiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết đểlàm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổbiến trên thị trường thì một số ít người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn cócủa sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quyluật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

Những cuốn sách như thể không thể “thắp sáng trí tuệ” của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái dộ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu đượctừ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ.

Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, sốngười biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần tàn lụi.

11 tháng 3 2023

Theo em, văn bản trên nên đưa thêm hình minh họa. Nên đưa vào mục 3. Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể. Vì mục này có nhắc đến cảnh báo và kí hiệu nếu có hình minh họa sẽ dễ hiểu hơn.

 

 
21 tháng 3 2017

Người Việt nam rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi, xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được. Linh mục F. Buzomi, dòng Tên, nhà truyền giáo đã đặt chân lên mãnh đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý: "Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo" (Nguyễn Hồng "Lịch sử truyền giáo ở Việt nam", Sài gòn 1959, tr. 55).

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên. Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng tôn kính, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.

Mỗi người Việt nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt, dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng ông bà. Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đổ đạt... cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám. (x. Gia đình Việt nam, mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, thời sự thần học số 32 tháng 06/03)

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam. Hiếu là gốc của đức. Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu. Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm "Cây có cội, nước có nguồn" đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn,
nước có nguốn mới bể rộng sông sâu,
người ta có gốc từ đâu,
có cha có mẹ rồi sau có mình.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời. Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng, vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển "công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình"; chấp nhận "bán anh em xa mua láng giềng gần"; thích "dĩ hoà vi quý", độ lượng "chín bỏ làm mười"; quý trọng con người, không tôn thờ của cải "người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người"; mong muốn anh em bốn biển một nhà "tứ hải giai huynh đệ"; đề cao tinh thần khoan dung "đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại". Đỉnh cao của lòng nhân ái là "thương người như thể thương thân". Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau "tứ đại đồng đường". Người Việt quan niệm "một mẹ già bằng ba hàng dậu", cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng, tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông. Từ lúc chưa rời vành nôi trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy "quê hương mỗi người chỉ một ... đi đâu cũng phải nhớ về" (Quê hương, Đỗ trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm. Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình. Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy, dâng quà lễ mừng thọ.

Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất. Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội. Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa. Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó. Sách giảng viên dạy: thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Chúa đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục. Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người, đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Người. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu. Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất "kính Chúa, yêu người" là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Người. Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, gĩư nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình việt nam, đó chính là "minh minh đức", làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Đạo Chúa dạy có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau "anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em"; dạy sống chan hoà, bình dị "anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng", dạy yêu quý sự sống "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào". Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ. (Quốc Văn, OP).

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình, lòng thảo hiếu của con cái "chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ. Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: "Thưa thầy mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ"

Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc. Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy sẽ mang lại mùa gặt bội thu trong Năm Thánh Truyền giáo này.

21 tháng 3 2017

Hồ Chí Minh có câu:

"Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”

21 tháng 3 2017

“‘Hiếu’ là chân lý bất biến của trời đất, là đức hạnh cần có của con người. Là một trong những đức tính quan trọng nhất của văn hóa phương Đông nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Từ xưa đến nay, “trung hiếu, lễ nghĩa” luôn được coi là những phẩm cách cao quý trong truyền thống của con người. Trong đó, chữ “Hiếu” đứng vị trí hàng đầu.

Trong “Hiếu kinh”, “Hiếu” thăng hoa lên ở mức độ Thiên lý. “Hiếu kinh” viết rằng: “Phu hiếu, thiên chi kinh dã, đích chi nghĩa dã, dân chi hành dã.” (Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người). “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.

Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cốt lõi của các bậc Thánh Vương thời cổ đại. Từ xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành nên xã hội.

Gia đình giống như tế bào của quốc gia. Gia đình hòa thuận thì đất nước ắt sẽ hòa thuận. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng thì đất nước ắt cũng được như vậy.

Cho nên, từ xưa đến nay khi giáo hóa dân chúng thì việc đầu tiên là “tu thân, tề gia”. Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân không thể thiếu “hiếu đạo”.
Xuyên suốt cuốn “Đệ tử quy” đều giảng về hiếu đạo. Như vậy, rốt cuộc hiếu là gì? Con người hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, hiếu chính là phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng người xưa lại không cho rằng hiếu chỉ là như vậy.

Học trò của Khổng Tử là Tử Du từng hỏi ông về hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Con người ngày nay cho rằng, hiếu thảo cha mẹ chính là nói đến phương diện ăn uống. Họ cho rằng chỉ cần lo cho cha mẹ đủ ăn đủ mặc thì đã là có hiếu rồi. Nhưng nếu mà phụng dưỡng cha mẹ lại khuyết thiếu mất tâm cung kính thì việc cho ăn cho uống kia khác nào cho ngựa ăn đâu?”

Học trò Tử Hạ cũng từng hỏi Khổng Tử về hiếu. Ông nói: “Luôn giữ được vẻ mặt, thái độ vui vẻ với cha mẹ là rất khó. Nếu chỉ giúp cha mẹ công việc, chu cấp ăn mặc thì sao gọi là hiếu được?”

“Sắc mặt” của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai ý nghĩa. Một là khi chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì con phải luôn luôn giữ được sắc mặt ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận là vẻ mặt của cha mẹ có vui vẻ hay không thì con cái vẫn phải thủy chung cung kính. Đây mới thực sự là hiếu thảo và cũng là việc rất khó.
Trong “Đệ tử quy” cũng dạy: “Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.” Ý nói rằng, nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì việc chúng ta hiếu thuận cha mẹ là điều không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, thì chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp với tiêu chuẩn hiếu thuận của bậc thánh hiền.

Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua đã làm tròn được bổn phận hiếu thảo của người con đối với cha mẹ mình.

Một số vị vua có lòng hiếu thảo cảm động trời xanh, được lưu truyền mãi đến ngày nay như Vua Thuấn, Hán Văn Đế, Khang Hy… Đạo hiếu và tấm gương về lòng hiếu thảo của họ vẫn là bài học giá trị cho chúng ta ngày nay học tập.

Là những người cha, người mẹ và là người con, chắc hẳn chúng ta ai cũng hiểu rằng “Khi cha cho con, cả hai đều cười; khi con biếu cha, cả hai cùng khóc”. Hãy dùng tình cảm chân thành của mình để nghĩ và cư xử với cha mẹ mình.