K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a. Nội lực là yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Tự tin trong khả năng của bản thân và sẵn sàng đối mặt với khó khăn là những yếu tố quan trọng để vượt qua mọi thách thức. Tuy nhiên, không có nghĩa là không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đôi khi, việc có người khác đồng hành, cung cấp thông tin, hướng dẫn hoặc cung cấp sự động viên có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình đạt được mục tiêu. 

b. Được tổ chức trong buổi tranh luận ở lớp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý:

- Hiểu rõ yêu cầu trong thảo luận/ tranh luận.

- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).

- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.

- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

       Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng đưa ra một triết lí sống:

"Mọi lý thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi."

       Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy!

       Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm kĩ năng sống là gì? "Kĩ năng sống" là những khả năng tương tác và thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống hay trước một tình huống nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Đây là tập hợp tất cả các kĩ năng mà con người tiếp thu được, tích lũy được qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế khác quan như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng đồng cảm hoặc kĩ năng phục hồi tâm lý mà theo như UNICEF gọi đó là khả năng tâm lý – xã hội. Còn "kiến thức" là những tri thức, là vốn hiểu biết của con người được nghiên cứu, tích lũy trong sách vở, truyền từ đời này sang đời khác. Câu nói: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như là tích lũy kiến thức khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống; đồng thời cần cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kiến thức gắn liền với rèn luyện các kĩ năng.

       Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Chàng trai Nick Vujicic, một con người sinh ra đã thiếu tứ chi, ban đầu anh luôn mặc cảm về bản thân vì cho rằng mình chẳng giống ai, thậm chí là muốn kết thúc sự sống. Nhưng bằng sự động viên của cha mẹ và đặc biệt là sau khi đọc xong một bài báo viết về hình ảnh của một người cũng có hoàn cảnh như anh nên anh đã nỗ lực, vươn lên khẳng định mình trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng sống và kĩ năng sống cho những con người thiếu may mắn như anh. Hay những cầu thủ U23 Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết, kết hợp với kĩ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, hiểu ý đồng đội trong quá trình thi đấu mà họ đã đem lại chiến thắng, đưa trận đấu vào trận chung kết của khu vực Châu Á 2018. Rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. Về phương diện thể chất: giúp con người có sức khỏe tốt, cân đối, dẻo dai...; về phương diện tình cảm: bồi đắp cho con người tình yêu thương, sự sẻ chia, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người...; về phương diện ngôn ngữ và giao tiếp: giúp con người tự tin, giao tiếp hiệu quả, biết thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe, học hỏi mọi thứ xung quanh. Về phương diện tư duy nhận thức: kích thích sự sáng tạo, có những bước đột phá nhạy bén, đúng thời điểm cần thiết, năng động và dễ dàng ứng phó với mọi trở ngại bất thường. Ví dụ như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần nên các trẻ em khi mới lớn lên đã được trang bị rất nhiều những kĩ năng sống để có thể chủ động ứng phó trước thiên tai, tự bảo vệ sự sống của mình trước những hiểm họa bất ngờ ập tới. Vì thế, những đứa trẻ đó thực sự rất tự tin trước những biến động của khí hậu, thời tiết thất thường. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp cho con người sống có bản lĩnh, có ước mơ, có lí tưởng sống tích cực, dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân, sống giàu lòng vị tha, tình thương yêu bác ái...

       Tuy nhiên, cũng cần thấy được mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai mặt của một vấn đề, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Nếu như kiến thức giúp con người có cơ sở lý luận khoa học, đúng đắn và chính xác trong nhìn nhận, đánh giá thì kĩ năng sống giúp cho con người trở nên kĩ xảo hơn, tinh tế, khéo léo hơn trong việc xử lí mọi tình huống bất kì nào đó được đặt ra. Trên thực tế có không ít người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết hoặc ngược lại chỉ chú trọng tới kĩ năng sống mà bỏ bê việc trau dồi tri thức. Hậu quả là khó có thể bắt nhịp được với cuộc sống, luôn cảm thấy thiếu tự tin, không có hứng thú với cuộc sống, công việc của chính mình. Và hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh chỉ chú tâm vào bồi đắp kiến thức trên ghế nhà trường mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng sống, tới khi va chạm với công việc, với những trải nghiệm thực tế thì cảm thấy ngại ngùng, lo lắng và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân mình. Hay cũng có những người chỉ biết quan tâm tới sự trải nghiệm thực tế với các kĩ năng sống của riêng mình mà quên đi việc tôi luyện kiến thức, dẫn tới sự vênh lệch về phát triển và hoàn thiện nhân cách của chính mình.

       Vì thế, con người cần phải tự quăng mình ra ngoài xã hội. Hãy biết cách biến những lý luận khô khan trên trang sách thành những trải nghiệm thực tế khách quan để thấy được tính thực tiễn của chúng. Mặt khác cũng không nên chỉ chú trọng vào những kĩ năng sống, chỉ phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình mà cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống phong phú khác cần thiết để có thể đáp ứng được mọi tình huống, mọi vấn đề được đặt ra. Bởi cuộc sống vốn "đa sự, đa đoan" rất phong phú và phức tạp.

       Tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết. Đặc biệt với thời đại xã hội phát triển như bây giờ thì lại càng đòi hỏi con người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng sống gắn với những năng lực tương thích lại càng lớn hơn. Có như vậy thì mới bắt kịp được với xu thế thời đại, khẳng định vị thế của bản thân đối với mọi người xung quanh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận của bài viết là: Giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.

- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc

+ Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

3 tháng 3 2018

- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến  tâm trạng,…)

- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:

- Tất cả các thành viên đều phải đóng góp ý kiến cá nhân.

- Mọi người xây dựng ý kiến trên tinh thần lắng nghe, nêu ý kiến và đi đến thống nhất quan điểm chung.

- Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.

- Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

15 tháng 8 2023

tham khảo

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Về nội dung:

+ “sự tương phản mèo - chuột” phản ánh mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, “làm luật”, “lệ làng” ... của tầng lớp thống trị trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.

+ Hình ảnh phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo - chuột, dù mèo là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột nhưng đã tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ; chuyện thù hận đã lắng xuống, nhạt đi, phần nào được “hóa giải”.

+ Đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình” trong cộng đồng.

- Về nghệ thuật:

+ “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” .

⇒ Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”.

8 tháng 5 2018

- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.