K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2019

Chọn đáp án C.

Ý 1 sai, gen nằm trong tế bào chất có khả năng bị đột biến và biểu hiện kiểu hình.

Ý 2 sai, di truyền tế bào chất luôn là di truyền theo dòng mẹ vì đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.

Ý 3 sai, tạo kiểu hình đồng nhất giống mẹ.

Ý 4 sai, ngựa đực giao phối lừa cái tạo ra con Bac do

1 tháng 6 2019

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

Các phát biểu 1, 2, 3 đúng

Phát biểu 4 sai vì mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ chưa chắc đã phải là di truyền tế bào chất.

Ví dụ: Đậu Hà Lan do gen trong nhân quy định: Mẹ: hạt vàng(AA) x bố hạt xanh (aa) → Con: 100% hạt vàng

17 tháng 6 2017

Đáp án A

Các kết luận 2, 3 đúng

1) sai. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ là khác nhau, con chỉ nhận gen từ tế bào chất của mẹ.

(4), (5) sai. Vì đột biến có thể bị loại bỏ do gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

11 tháng 5 2017

3 – sai . Di truyền tế bào chất được coi là hiện tượng di truyền theo dòng mẹ nhưng không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là hiện tượng di truyền tế bào chất

Các đáp án còn  lại đều đúng

Đáp án D

Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen? (1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính. (2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính. (3)...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.

(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.

(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
28 tháng 10 2018

Đáp án B

(1) đúng vì nếu là đột biến tiền phôi thì có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.

(2) sai vì không phải tất cả các giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh.

(3) sai vì đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma vẫn có cơ hội được biểu hiện thành thể khảm có những tế bào chỉ nhận được gen đột biến (hiện tượng phân chia không đều của tế bào chất).

(4) đúng vì đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân chỉ có khả năng đi vào giao tử và biểu hiện ở thế hệ sau.

(5) đúng vì thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình là kiểu hình đột biến

17 tháng 2 2019

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là (2) và (4) --> Đáp án D.

(1) sai. Vì trong quá trình di truyền, con chỉ nhận gen từ tế bào chất của mẹ.

(3) sai. Vì Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau, con lai thường mang tính trạng của mẹ

(5) sai. Vì đột biến có thể bị loại bỏ do gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

21 tháng 7 2018

Đáp án C

3 tháng 5 2019

Đáp án B

(1) Sai. Gen ngoài nhân có thể không được phân chia đều cho đời con.

(2) Sai. Gen ngoài nhân có thể biểu hiện ở cả 2 giới.

(3) Sai. Gen ngoài nhân là gen không tồn tại thành từng cặp -» Không có khái niệm đồng họp tử.

(4) Đúng. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ do trong quá trình phát sinh giao tử cái (trứng), tế bào chất được dồn về cho trứng (chứa gen ngoài nhân) còn trong quá trình phát sinh giao tử đực (tính trùng) vốn chứa rất ít tế bào chất và khi tinh trùng chui vào trứng, chúng chỉ bơm nhân vào và bỏ lại tế bào chất bên ngoài trứng.

Cho một số phát biểu về ứng dụng của di truyền học đối với công tác tạo giống mới: (1). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 trong lai khác dòng. (2). Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu áp dụng ở động vật và vi sinh vật. (3). Công nghệ tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà phương pháp thông thường không tạo...
Đọc tiếp

Cho một số phát biểu về ứng dụng của di truyền học đối với công tác tạo giống mới: (1). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 trong lai khác dòng.

(2). Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu áp dụng ở động vật và vi sinh vật.

(3). Công nghệ tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà phương pháp thông thường không tạo ra được.

(4). Công nghệ tế bào động vật có mục tiêu tạo ra giống mới mang nhiều đặc điểm di truyền quý của các loài động vật.

(5). Gắn gen cần chuyển vào thể truyền có ý nghĩa là giúp gen cần chuyển có thể hoạt động được trong tế bào nhận.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                       

B. 2                        

C. 1                        

D. 3

1
22 tháng 2 2019

Đáp án : D

Các phát biểu đúng là : 1, 3, 5

Đáp án D

2 sai áp dụng chủ yếu cho thực vật và vi sinh

4 sai, công nghệ tế bào động vật chủ yếu là để nhân giống các giống quí 

Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng? A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả...
Đọc tiếp

Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?

A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.

B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.

C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.

D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.

1
8 tháng 10 2018

Đáp án A

Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất nên sự biểu hiện kiểu hình của đời con phụ thuộc vào mẹ.

Phương án A đúng vì mẹ bất thụ đực thì con sinh ra sẽ giống mẹ.

Phương án B sai vì trong chọn giống, cây bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ, đối với cây làm bố không nhất thiết phải hủy bỏ nhụy.

Phương án C sai vì cây ngô bất thụ đực vẫn tạo được noãn bình thường nên vẫn sinh sản hữu tính.

Phương án D sai vì ý nghĩa của cây bất thụ đực là sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ.