K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

* Trùng kiết lị :

Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột

+ Cấu tạo : cơ thể đơn bào, gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân , chân giả rất ngắn

+ Dinh dưỡng :

• Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ, nuốt hồng cầu để tiêu hóa

• Bào xác trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây bệnh kiết lị

19 tháng 10 2021

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

- Phát triển: ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bao bọc.

- Con đường truyền bệnh:

+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống →\rightarrow→ ống tiêu hóa người →\rightarrow→ ruột →\rightarrow→ trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác →\rightarrow→ các vết lở loét ở niêm mạc ruột →\rightarrow→ nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.

+ Triệu chứng: làm cho bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi →\rightarrow→ bệnh kiết lị.

19 tháng 10 2021

mn ngủ hết r à:(((((((((((((((((

19 tháng 10 2021

chx ngủ đou, còn ngồi làm đề cương. Đợi chút tui vt cho

8 tháng 10 2021

Trùng kiết lị:

- Cấu tạo: Giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

- Dinh dưỡng: Sống trong niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

Trùng sốt rét:

- Cấu tạo: Không có không bào và không có bộ phận di chuyển.

- Dinh dưỡng: Sống trong máu người, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: Sinh ra nhiều cơ thể mới cùng một lúc

19 tháng 10 2021

I.Trùng roi xanh:

 1)Dinh dưỡng:-Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.-Hô hấp qua màng cơ thể.-Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. 2)Sinh sản:-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.-Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.
19 tháng 10 2021

bạn làm trùng đế giày giúp mình

28 tháng 10 2016

cấu tao giống nhau:nhân,chất nguyên sinh,chân giả,không bào co bóp,không bào tieu hoa

sinh sản giống nhau:phân đôi(vô tính)

 

3 tháng 11 2016

bạn trả lời muộn quá rồi mình đã kiểm tra xong từ 1 tuần trước rồi.

13 tháng 4 2021

1.

Trùng kiết lị

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng:  Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

Trùng sốt rét

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. 

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Mắc màn khi đi ngủ.

+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

13 tháng 4 2021

Cấu tạo:  

Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:

- Phần đầu – ngực:

+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.

+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- Phần bụng:

+ Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.

+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi.

- Di chuyển bằng cách bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Di chuyển bằng bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

Dinh dưỡng:

- Thời gian kiếm ăn vào lúc chập tối.

- Thức ăn là thực vật và động vật.

- Tiêu hóa như sau:

+ Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

+ Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn.

+ Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

Sinh sản:

- Tôm phân tính đực cái rõ rệt. 

- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng, trứng tôm nở thành ấu trùng, qua nhiều lần lột xác mới cho tôm trưởng thành.

* Phát huy việc nuôi dưỡng tôm để xuất khẩu nhằm mục đích tăng kinh tế

 

19 tháng 10 2021

Cấu tạo:

_ Gồm 1 tế bào: nhân nhỏ - lớn, miệng, hầu, không bào tiêu hóa, lỗ thoát, không bào co bóp.

 Dinh dưỡng:

_ Thức ăn - miệng - hầu - không bào tiêu hóa - biến đổi nhờ en-zim. Chất thải đc đưa đến không bào co bóp - lỗ thoát ra ngoài.

 Sinh sản:

_ Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang

_ Hữu tính bằng cách tiếp hợp 

19 tháng 10 2021

bạn giúp mình tra nơi sống nhé

11 tháng 11 2021

Mình cần gấp vì mai thi rồi ạ

19 tháng 10 2021

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. 

 

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

- Vòng đời phát triển:

 

1: Trùng sốt rét có trong muỗi Anophen truyền vào hồng cầu trong máu người.

2.3: Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

4: Chúng phá vỡ hồng cầu để chiu ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới trong hồng cầu mới.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Mắc màn khi đi ngủ.

+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

- Bệnh sốt rét ở nước ta:

Trước cách mạng Tháng Tám, bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xóa bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bộc phát ở một số nơi. 

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Đặc điểm

Kích thước (so với hồng cầu)

Con đường truyền bệnh

Nơi kí sinh

Tác hại

Tên bệnh

Trùng kiết lị

To hơn (nuốt hồng cầu)

Đường tiêu hóa

Thành ruột

Viêm loét ruột và phá hủy hồng cầu

Kiết lị

Trùng sốt rét

Nhỏ hơn (chui vào hồng cầu)

Qua máu

Máu người, ruột và tuyến nước bọt muỗi anophen

Phá hủy hồng cầu

Sốt rét

 
19 tháng 10 2021

ngắn gọn thôi ông ơi muộn r trình bày ngắn tui còn đi tắm:((((

1 tháng 12 2016

Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.