K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Những sáng tác của Nguyễn Du:

- Ba tập thơ chữ Hán

    + Thanh Hiên thi tập (khi lưu lạc ở đất Bắc)

    + Nam trung tạp ngâm (khi ông làm quan nhà Nguyễn)

    + Bắc hành tạp lục (viết khi đi sứ Trung Quốc)

- Thơ chữ Nôm:

    + Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều 3254 câu, kiệt tác của văn học Việt Nam

    + Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), song thất lục bát dài 184 câu

b, Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

    + Giá trị hiện thực: phản hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc

    + Giá trị nhân đạo:

    + Niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người, cảm hứng bao trùm xót thương, đau đớn

    + Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng khát vọng của họ, phản ánh khát vọng sống hạnh phúc, tình yêu

c, Giá trị nghệ thuật Nguyễn Du

- Thơ chữ Hán giản dị, tài hoa, sâu sắc

- Thơ Nôm đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt

4 tháng 5 2017

a. Những súng tác của Nguyễn Du gồm

- Ba tập thơ chữ Hán:

+ Thanh hiên thi tập (viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc)

+ Nam trung tập ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).

+ Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc)

- Thơ chữ Nôm:

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tác phẩm bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

+ Văn tế thập loại chúng sinh (Vãn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu.

Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du

- Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn) Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê tởm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội

- Giá trị nhân đạo:

+ Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí, Sở Kiến hành, Văn chiêu hồn...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.

+ Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát khao của họ, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người.

Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thâu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh tế, tài hoa.

- Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát)

Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết thàrh thơ, Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ vãn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chinh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú hóa, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

5 tháng 5 2017

Các sáng tác chính của Nguyễn Du:

- Chữ Hán

+ Thanh Hiên thi tập

+ Nam Trung tạp ngâm

+ Bắc Hành tạp lục

- Chữ Nôm

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

+ Văn chiêu hồn

Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ:

- Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Với Truyện Kiều, đó không chỉ là sự lên án xã hội, mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

5 tháng 1 2018

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Tự thán (bài 14)

Lều nhàn vô sự ấy lâu dài,
Nằm ở chẳng từng khuất nhiễu ai.
Tuyết đượm chè mai câu dễ động,
Trì in bóng nguyệt hứng thêm dài.
Quyển thi thư những màng quên mặt,
Tiếng thị phi chăng đóng đến tai.
Chẳng thấy phiền hoa trong thuở nọ,
 Ít nhiều gửi kiến cành hoè.

- Đặc điểm thể loại: thất ngôn bát cú (xen lẫn lục ngôn)

30 tháng 10 2018

Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của ông:

Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc thời phong kiến

    + Tuổi thơ, niên thiếu ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục

    + Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.

- Sống trong thời loạn, trực tiếp chứng kiến sự khủng hoảng, xã hội phong kiến Việt Nam

Ông có nhiều trải nghiệm cả cuộc sống phong trần cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người

- Ông sống trong thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân

- Nguyễn Du có điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước

→ Các yếu tố về cuộc đời ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách… nghệ thuật của ông

4 tháng 5 2017

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc... Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phán nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương vói giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao.

5 tháng 5 2017

- Thời đại và gia đình

  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

  • Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

  • Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời:

  • Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

  • Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

13 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm:

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc).

+ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.

27 tháng 6 2023

- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm: yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) và trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy  những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.

THAM KHẢO!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn, thuyết phục

- Giọng điệu hào hùng hào sảng

- Nội dung mang ý nghĩa lớn lao, trọng đại

- Tình cảm của người viết chân thành