K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2018

2 lần nha

27 tháng 5 2018

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy), báo chí thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; 1862–1929) là cha đẻ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm (người Thanh Chương, Nghệ An) và bà Hà Thị Hy làm nghề hát rong. Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên (làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An), đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, đẻ ra Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết); chẳng bao lâu vợ mất. Ở vậy nuôi con trưởng thành, Ông Nhậm mới lấy vợ lẽ là Bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 (có tài liệu là 1863) Bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc.

Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết.

Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái (cô kia là Hoàng thị An), làm vợ. Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi.

Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[1]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.

Nhờ sự vận động của ông Hồ Sĩ Tạo[cần nguồn dẫn], với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám ở Huế. Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, với tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.

Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu Phó bảng.

Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5, năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Ở đây thì có mấy người địa chủ có người nhà đang làm quan to chống đở nên không chịu nộp thuế. Vào tháng 1-1910, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:

“Thưa quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến.”

Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:

“Bọn bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”

Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, một người thanh liêm như ông bị xúc phạm danh dự đuơng nhiên nổi cáu, truyền:

“Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”

Hai tháng sau trận đòn thì trong đám người bị đòn có một người làm cho địa chủ chết đi(cụ thể nguyên nhân không rõ, có thể do trận đòn, có thể là do người nhà địa chủ làm, cũng có thể do ốm đau), gia đình địa chủ kiện lên cấp trên, do gia đình địa chủ quen biết rộng ,lại thêm ông Sắc vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp nên bị nhiều người ghét bỏ vì thế sự tình nhanh đến tai vua.

Vì vậy ngày 19/5/1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với bọn hào lý - Bênh vực đám dân đen - Không thu đủ thuế

Dù ông đã biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, nhưng ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. May nhờ có các ông Thượng thư Hồ Đắc Trung  ông Cao Xuân Dục (1842-1923)và Đào Tấn cùng dập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã quá tay…”nên hình phạt nầy được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải.[cần dẫn nguồn].[cần dẫn nguồn].

Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Chu Trinh (một người bạn có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Chu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long.

Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc[2]. Tại đây ông lấy họ Vương, hành nghề bốc thuốc cho dân địa phương. Ông tái hôn với một phụ nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa (1927)[3] và từ trần ngày 29-11-1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh. Người con trai cuối cùng là Vương Chí Nghĩa, con của bà vợ sau.

30 tháng 4 2018

thay the tu Bac Ho bang tu Nguoi

30 tháng 4 2018

thay the tu bac ho bang tu Nguoi nha ban 

4 tháng 7 2018

a) bác vinh , bác bình , bác chính đều là họ hàng của bắc . các bác đều yêu quý bắc .

b) bác hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc . từ trẻ nhỏ đến cụ già đều coi bác hồ như người bác , người cha của mình . tuy bác đã đi xa nhưng nhân dân luôn nhớ về bác những tình cảm không bào giờ phai mờ .

cảnh các em học sinh đc đến trường vui vẻ mà ko bị bắt buộc

1 tháng 11 2017

Bác đã tưởng tượng ra cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường khắp nơi

6 tháng 2 2018

Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui cho tất cả mọi người.

k cho mik nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

6 tháng 2 2018

bác yêu thiên nhiên đời sống giản dị

mk cx ko biết đúng hay ko

15 tháng 1 2018

Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài!

Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với Bác, “giữ nước” là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.

Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác thì cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm, kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với “giặc nội xâm” là những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu “giữ nước”- mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng òa bình!

cam on ban . NHIEU QUA DI

18 tháng 3 2018

Buổi chiều di học về, bước vào nhà, em sung sướng reo lên:

-     Bố mẹ ơi! Con được nhà trường công nhận là học sinh giỏi dấy!

Cả nhà rộn rãhẳnlên.

Cảnh gia đình tối nay thật đầm ấm. Ánh điện như muốn hòa chung niềm vui lớn này của gia đình, tỏa màu trắng sáng trưngkhắp gian nhà đơn sơ. Bố mẹ em vui quá, nghỉ mọi công việc buổi tối, phấn khởi ngồi vào bàn uống nước. Bát chè tươi nóng bốc hơi nghi ngút làm tăng thêm vẻ ấm cúng. Em vào góc học tập lấy cái giấy khen trân trọng đưa cho bố. Cu Tí kêu lên: “Ôi! Cái tranh gì mà đẹp thế! Chị cho Tí xem với!”.

Mẹ em mỉm cười xoa đầu cu Tí:

-      Không phải tranh đâu, giấy khen của chị con dấy! Tranh không quý bằng giấy khen đâu, cu Tí ạ!

-      Chị ấy học giỏi nên được giấy khen phải không mẹ?

-ừ!

Bố mẹ nãy giờ chăm chú đọc giấy khen, ngẩng dầu lên, đôi mắt long lanh vui sướng:

-      Mẹ nó nghe nhé: “Em Phạm Thị Bề đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện”,vinh dự quá.

Đôi mắt mẹ rưng rưng cảm động. Cuộc đời mẹ vất vả nhiều. Đôi mắt mẹ thâm quầng nhìn em rõ lâu. Ánh mắt chan chứa niềm vui và đầy trìu mến, tha thiết yêu thương. Vì em, mẹ đã chịu đựng bao đau đớn, khó khăn vất vả nuôi em ăn học. Hôm nay, nhận được kết quả học tập tốt đẹp của em, mẹ không xúc động sao được! Niềm vui của mẹ thật thầm lặng. Bàn tay chai sạm tần tảo siết chặt tay em.

-      Con thấy không, đấy là kết quả ba tháng nay con chăm chỉ học tập. Gắng lên nữa con nhé!

-      Mẹ nói đúng đấy! Gắng lên nữa để lớn lên đi bộ đội như anh đây này - Anh Hòa vừa mới về phép nói giọng lém lỉnh, lại thêm cái nháy mắt tinh nghịch làm cả nhà phì cười.

Chú mướp rón rén đến bên em. Cái lưỡi âm ấm liếm nhẹ vào chân em. Hình như chú muốn chia vui cùng em thì phải. Hương thơm dìu dịu của hoa bưởi theo gió bay vào nhà làm cho ai nấy cũng thấy khoan khoái, dễ chịu. Bố em gỡ đôi kính lão cười xuề xòa. Tính bố thế đấy. Khác với mẹ, hễ có gì vui là bố cười ngay. Niềm vui hôm nay dối với bố lớn quá. Chắc bố không ngờ đứa con nhỏ bé của mình lại học khá thế. Trông bố như trẻ ra. Nhìn em, bố nói: “Con có biết nhờ ai mà con được khen không? Không thầy đố mày làm nên con ạ!

-     Con phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự tận tâm dạy dỗ của các thầy, các cô!”.Cu Tí nãy giờ ngồi im, bây giờ mới thỏ thẻ:

-      Bố ơi! Khi nào con lớn, con sẽ cố gắng như chị để được học... sinh giỏi.

Cả nhà phá lên cười. Chợt bố bảo:

-      Ấy! Mải vui mà trời đã tối. Các con xem lại bài vở để mai đi học! Em ngồi vào góc học tập. Hình ảnh vui mừng của gia đình tối nay làm cho em tự hào sung sướng. Hình ảnh đó càng động viên, thúc giục em cố gắng hơn nữa để đem lại cho gia đình những niềm vui như ngày hôm nay.

Tham khảo

18 tháng 11 2021

k

 

11 tháng 6 2019

bác Hồ có tất cả 132 cái tên 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng cộng 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Nhiều tài liệu nói Bác Hồ có 132 tên gọi, bút danh, bí mật.

Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki,…

Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Thái Lan, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).

Bác Hồ còn dùng hơn 50 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K., K.C., C.K., Trần Lực (1948-61), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Thu Giang, Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng..v.v.

28 tháng 4 2018

thằng lực cũng tra à