K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2017

Đáp án:

Kiến thức là vô cùng vô tận, xã hội luôn vận động thay đổi, vì vậy mỗi cá nhân phải luôn vận động, học tập để tăng cường kiến thức từ đó hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 10 2018

Câu tục ngữ mang ý nghĩa:

- Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

- Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng,...

- Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến việc ra ngoài hoạt động, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, thăm thú các nơi để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để từ đó trở thành người hoàn thiện hơn.

1 tháng 4 2017

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
​“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Bạn tham khảo bài của mình nhé, bài của mình cũng không được hay cho lắm!vui

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

16 tháng 9 2016

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. 

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. 

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Câu 43: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.Câu 44: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã...
Đọc tiếp

Câu 43: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 44: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 45: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội là

A.   lao động.

B.   thực tiễn.

C.   cải tạo.

D.   nhận thức.

2
3 tháng 1 2022

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 tháng 1 2022

B
A
C

4 tháng 11 2017

Đáp án:

Câu tục ngữ năng nhặt chặt bị khuyên người ta nên tiết kiệm, chi tiêu phù hợp, không chê những điều nhỏ nhặt để có thể có được kết quả tốt.

Đáp án cần chọn là: C

5 tháng 8 2019

- Những câu thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

+ Chín quá hóa nẫu: Lượng đã quá nhiều dẫn đến sự thay đổi về chất.

+ Có công mài sắt có ngày nên kim: Sự chăm chỉ cần cù sẽ dẫn đến thành công.

+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Sự cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn sẽ dẫn đến kết quả tốt.

- Câu không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

+ Đánh bùn sang ao: Làm việc vô ích.

13 tháng 3 2019

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

+ Không đồng ý vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

+ Đồng ý. Tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

+ Đồng ý. Vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

+ Không đồng ý: Để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…

20 tháng 1 2022

a. Không đồng ý, vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Không đồng ý, vì để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…



 

11 tháng 11 2021

⇒ Đáp án:   C

18 tháng 12 2016

Theo mình là câu “ Chín lâu hóa nẫu”. Vì : quả chín, tức đã tích đủ về lượng mà cứ để tiếp tục chín nữa sẽ nát ra (nẫu). quả sẽ không còn là nó nữa, nó sẽ thối rửa( thể hiện cụ thể là mùi vị khác đi) tức chất đã thay đổi

18 tháng 12 2016

dung roi cam on bn