K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

- Hai câu đầu của bài ca có kết cấu đặc biệt: Cậu cai nón dấu lông gà/ Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Hai câu là hai định nghĩa, đồng thời là hai “dấu hiệu” nhận biết một con người: thứ nhất, cậu cai = nón dấu lông gà (dấu hiệu quyền lực) ; thứ hai: ngón tay đeo nhẫn = gọi là cậu cai (dấu hiệu giàu sang). Hai dấu hiệu này không có nghĩa thông báo về tâm hồn, tính cách hay phẩm chất của đối tượng. Nếu bỏ hai tiếng “cậu cai” đi, trong hình dung chỉ còn chiếc “nón dấu lông gà” (quyền lực) và “ngón tay đeo nhẫn” (khoe của) có vẻ rất trai lơ!

  - Hai câu tiếp theo đối lập về số lượng có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân.

cảm ơn chị leu

Tham khảo

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay đeo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đáng quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, đáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

27 tháng 9 2021

Bài ca dao đã tái hiện bức chân dung “cậu cai” (người làm chức cai) một cách hết sức sinh dộng và đáng cười:

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay deo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đán quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, dáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

27 tháng 9 2021

Cảm ơn bạn

25 tháng 9 2019

Bài 1:

Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:

     + Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

     + Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn

     + Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

     + Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng

- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:

     + Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người

     + Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ

     + Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc

 Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết

→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ

Câu 2:

Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:

     + Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)

     + Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)

     + Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo

→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người

- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

     + Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành

     + Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

     + Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì

10 tháng 9 2019

Tham khảo

a, Nội dung chính của bài ca dao

  • Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân.
  • Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.

Nghệ thuật

  • Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ.
  • Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.
  • Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao
    • “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
    • “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.
    • “Bể kia đầy” >< “Ao kia cạn”: Thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn ao kia nơi cò kiếm ăn hàng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò có tần tảo, nhặt nhạnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.
  • Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
  • Đại từ phiếm chỉ “ai”.
10 tháng 9 2019

Tham khảo:

b, + Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.

27 tháng 10 2016

Tìm từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ sau đây:

- Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời

- Số cô chẳng giàu thì nghèo,

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

- Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

- Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng

Đêm tháng mười chưa cười đã tối

27 tháng 10 2016

- Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời

- Số cô chẳng giàu thì nghèo,

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

- Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

- Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng

Đêm tháng mười chưa cười đã tối

Chúc pn hok tốt !

15 tháng 3 2019

Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:

+ Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)

+ Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)

+ Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo

→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người

- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

+ Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành

+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

+ Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì

CÚC ÁO CỦA MẸAnh ấy còn nhớ, năm tổ chức lễ sinh nhật 12 tuổi, anh ấy vẫn còn đang đi học, thầy giáo tự nhiên chẳng có lí do gì cho cậu ta nghỉ học. Vừa sáng tinh mơ, mẹ cậu đã kéo cậu ra khỏi chăn, cậu lẩn tránh bàn tay lạnh cóng của mẹ, còn nằm rán trên giường một lát, thì đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?” Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng...
Đọc tiếp

CÚC ÁO CỦA MẸ

Anh ấy còn nhớ, năm tổ chức lễ sinh nhật 12 tuổi, anh ấy vẫn còn đang đi học, thầy giáo tự nhiên chẳng có lí do gì cho cậu ta nghỉ học. Vừa sáng tinh mơ, mẹ cậu đã kéo cậu ra khỏi chăn, cậu lẩn tránh bàn tay lạnh cóng của mẹ, còn nằm rán trên giường một lát, thì đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?” Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần, ngay bát miến trường thọ cũng ăn vội vội vàng vàng. Cậu muốn đến lớp, đến trường ra oai với các bạn học, rằng cậu cũng có một chiếc áo mới của mình, mà là một bộ “mốt” nhất nữa. Cần hiểu rằng, từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến của cậu, khi cậu bước vào lớp học, ánh mắt của các bạn đều trố lên, các bạn đều không ngờ được rằng, cậu lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế này.

Ngồi trên vị trí của mình, cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn ấy đều vây quanh cậu, vạch xem quần áo mới của cậu. Có bạn bỗng hỏi:

– Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?

Lúc ấy, cậu mới nhìn kĩ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).Các bạn lật xem áo của cậu, bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy, cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn cười òa lên, ánh mắt lại giễu cợt như trước. Những ánh mắt ấy làm cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, trước mặt khách đến thăm, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…

Cậu rõ ràng cảm thấy, từ hôm ấy trở đi, mẹ hình như biến thành một người khác. Mẹ làm nghề xay đậu phụ, thường ngày mẹ rất ít ngơi tay, từ đó về sau đến thời gian xả hơi mẹ cũng không giữ lại cho mình. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, tận mắt nhìn thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Một hôm, cậu tham gia một cuộc triển lãm trình diễn thời trang, đó là những mẫu thiết kế của nhà thiết kế thời trang bậc thầy, đỉnh cao thế giới. Trong đó, có một người mẫu nam bước lên sàn diễn, mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng ấy với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V).

– Bên trong có phải là…?

Cậu không làm chủ mình được nữa, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu ta quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe anh ta kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”

(Nhất Băng- Trung Quốc)

Người mẹ trong câu chuyện là người như thế nào? Nêu cảm nhận của em về nhân vật đó. (Trả lời thành đoạn văn 5 – 7 câu)
 

1
29 tháng 10 2023

Tham khảo
Trong câu chuyện "Cúc áo của mẹ", nhân vật người mẹ đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương và hy sinh vô điều kiện của một người mẹ.Người mẹ trong câu chuyện được miêu tả như một người phụ nữ bình dị, không có ngoại hình nổi bật hay thành công đáng kể trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự đẹp đẽ của bà không nằm ở ngoại hình mà nằm ở tấm lòng và tình yêu dành cho gia đình.Người mẹ là người luôn hi sinh bản thân để chăm sóc cho con cái. Bà dành hết tâm huyết để may chiếc áo cúc cho cả gia đình, từng đường kim mũi chỉ đều thể hiện sự tỉ mỉ và tình yêu thương vô bờ bến. Mỗi chiếc áo cúc trở thành biểu tượng cho sự quan tâm và ân cần của bà dành cho con cái.Tuy cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm, nhưng người mẹ vẫn luôn kiên nhẫn và nhẹ nhàng đối xử với con cái. Bà luôn lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, niềm vui cùng con cái. Mỗi khi tôi đọc câu chuyện này, tôi cảm nhận được sự ấm áp và an lành từ tình yêu mẹ dành cho gia đình.Người mẹ trong câu chuyện cũng là một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên cường. Dù cuộc sống không dễ dàng, bà vẫn không bỏ cuộc và luôn cố gắng để mang lại hạnh phúc cho gia đình. Sự kiên nhẫn và quyết tâm của bà là nguồn động lực lớn để tôi học hỏi và trưởng thành.Từ câu chuyện "Cúc áo của mẹ", tôi hiểu rằng tình yêu của một người mẹ là vô điều kiện và không đòi hỏi bất cứ điều gì từ con cái. Tình yêu và sự hy sinh của người mẹ là một điều quý giá và không thể đo lường bằng bất kỳ thứ gì.Cuộc sống có thể thay đổi, nhưng tình yêu của mẹ vẫn mãi mãi tồn tại. Tôi sẽ luôn trân trọng và biết ơn người mẹ của mình, và hy vọng một ngày nào đó tôi cũng có thể trở thành một người mẹ như bà - yêu thương, hy sinh và mãi mãi bên cạnh gia đình

mọi người đọc rồi chấm theo thang điểm 10 truyện của bạn mik hộ vs:--------------------Cảm ơn cậu suốt ngày tháng qua-----------~Fake love- fake people~Ngày 18 tháng 1 năm 2019Gửi cậu- người mà tôi yêu trong những tháng vừa qua.. Có lẽ cậu đã quên, ngày đầu tiên chúng ta gặp nhau là ngày tôi không thể quên, ngày tôi gục ngã dưới nụ cười tỏa nắng ấm áp của cậu. Suốt những ngày tháng đó, tôi...
Đọc tiếp

mọi người đọc rồi chấm theo thang điểm 10 truyện của bạn mik hộ vs:

--------------------Cảm ơn cậu suốt ngày tháng qua-----------
~Fake love- fake people~
Ngày 18 tháng 1 năm 2019
Gửi cậu- người mà tôi yêu trong những tháng vừa qua.. Có lẽ cậu đã quên, ngày đầu tiên chúng ta gặp nhau là ngày tôi không thể quên, ngày tôi gục ngã dưới nụ cười tỏa nắng ấm áp của cậu. Suốt những ngày tháng đó, tôi rất vui vì mỗi ngày được cậu quan tâm, chăm sóc, in sâu vào trong lòng tôi là những hình ảnh, kỉ niệm đẹp với cậu. Nhưng bỗng 1 ngày tôi không hiểu được tại sao khi thấy tôi cậu lại lạnh lùng bỏ đi một cách thầm lặng. Có lẽ, chính tôi cũng vậy, mỗi khi thấy cậu, tôi cũng sẽ chạy trốn. và tôi nghĩ đó cũng là lý do tại sao tình cảm của chúng ta lại kết thúc một cách thầm lặng và nhanh chóng đến vậy. những ngày tháng ngắn ngủi tôi được ở bên cậu, được gần cậu, chăm sóc cậu, đem niềm vui đến cho cậu đối với tôi đó là khoảng thời gian rất vui vẻ. Gần 3 tháng sau tôi tạo tài khoản trên mạng xã hội Facebook, tôi và cậu có thể gần gũi hơn với nhau, gọi nhau thân mật, cùng nhau chơi những trò chơi...v.v... Tôi bắt đầu ghen khi thấy cậu đi cùng người con gái khác. Khi đó, tôi và cậu đã cãi nhau, những lỗi lầm do tôi ghen tuông đã khiến cậu lớn tiếng. Từ ngày hôm đó, cậu đã bỏ mặc tôi. Ngày cuối cùng của tháng sáu chính là ngày đau khổ nhất trong cuộc đời tôi, tối hôm đó chính cậu đã nói ra 2 từ đau đớn " chia tay". lúc đó tim tôi như tan nát và tôi không biết nên làm gì để chấp nhận sự thật này. Có lẽ đến giờ cậu cũng đã tìm thấy được người cậu yêu, chúc cậu hạnh phúc. mai là sinh nhật cậu, tôi muốn chúc cậu sinh nhật vui vẻ, chúc cậu mọi điều may mắn. Dù sao cũng cảm ơn cậu đã khiến tôi mỉm cười hạnh phúc suốt 4 tháng vừa qua! Cảm ơn cậu nhiều lắm!!!
The end

 

5
1 tháng 2 2019

5/10

* Mk chấm hơi gắt tý nhưng mà nếu là sn của bn ấy bn ko nên nhắc lại nhưng chuyện này *

1 tháng 2 2019

- Sao chưa tỏ tình mà đã chia tay vây?

- Truyện hơi ngắn, nhưng chắc là còn nữa nên bỏ qua :)))

Tại con bn mk nó hay vt truyện nên mk cx có 1 số kiến thức hehe

Thang điểm 6/10