K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 76: Oxit Bazơ là:     A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 77: Oxit lưỡng tính là:  A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành   muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 78   Oxit trung tính là:  A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối

Câu 79: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                       B. Na2O.                      C. SO2,                        D. P2O5

Câu 80  Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.                       B. CuO.                       C. P2O5.                       D. CaO.

Câu 81:Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O.                       B. CuO.                       C. CO.                         D. SO2.

Câu 82 Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,                       B. BaO,                       C. Na2O                       D. SO3

Câu 83 Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là           A. 0,8M                        B. 0,6M                        C. 0,4M                     D. 0,2M

Câu 84 Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO  ta dùng: 

             A. HCl                          B. NaOH                      C. HNO3                    D. Quỳ tím ẩm

Câu 85 Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất ?

            A. CuO                          B. SO2                           C. SO3                       D. Al2O3

0
Bài 4: cho 19,15g hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của 2 kim loại kiềm A và B (A và B ở 2 chu kì liên tiếp) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịchAgNO3AgNO3, sau phản ứng thu được 43,05g kết tủa và dung dịch Ca) Xác định tên và khối lượng các muối clorgua trong hôn hợp Xb) Xác định noongf độ phần trăm các muối trong dung dịch Cc) Hãy viết PTHH để chứng minh A và B là những kim loại mạnhBài 5: Cho 4,8g...
Đọc tiếp

Bài 4: cho 19,15g hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của 2 kim loại kiềm A và B (A và B ở 2 chu kì liên tiếp) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịchAgNO3AgNO3, sau phản ứng thu được 43,05g kết tủa và dung dịch C
a) Xác định tên và khối lượng các muối clorgua trong hôn hợp X
b) Xác định noongf độ phần trăm các muối trong dung dịch C
c) Hãy viết PTHH để chứng minh A và B là những kim loại mạnh

Bài 5: Cho 4,8g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4H2SO4 1M thu được 4,48 lít khí ở đktc
a) xác định tên kim loại
b) tính thể tích dung dịch H2SO4H2SO4đã dùng
c) Tính khối lượng muối và nồng độ mol của dung dịch thu được ( coi thể tích dung dịch thay đổi ko đáng kể sau phản ứng)

Bài 6: Cho 28,8g hỗng hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA và nằm ở chu kì 2 kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với 400ml dung dịch HCl vừa đủ tạo 17,92 lít khi (đktc) và dung dịch B
a) Xác định hai kim loại và tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại
b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl

1
26 tháng 11 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

29 tháng 12 2018

a, Dung dịch A là bazơ.

Na2O + H2O ---> 2NaOH + H2

mol: 0,05-------------------------0,1

CM = \(\dfrac{0,1}{1}\) = 0,1 M

21 tháng 5 2017

Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:

    + Bài thơ giống như câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng

    + Qúa khứ nghèo khó nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành phố, sống với tiện nghi, con người lãng quên quá khứ.

    + Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, thờ ơ của bản thân.

    + Giọng điệu thơ chậm dãi, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình

20 tháng 11 2017

Thành ngữ có trong bài thơ là “Lên thác xuống ghềnh”.

⇒   Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.

26 tháng 10 2017

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...

29 tháng 5 2021

Tham khảo:

- Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữa cuộc đời). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
29 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữa cuộc đời). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.