K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

20 tháng 11 2017

Thành ngữ có trong bài thơ là “Lên thác xuống ghềnh”.

⇒   Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy. Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì? 2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả. 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành...
Đọc tiếp

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.Điều đó có đúng không, vì sao?

4.Tác giả đã nêu ra và phân tích điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

5.Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm  chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả tê nào khi nêu những nhận xét này?

6.Trong văn bản, tác gải sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết tác dụng của chúng.

1
19 tháng 3 2020

Câu 1 :

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước

- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 2:

Trình tự lập luận của tác giả:

- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam

- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)

- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu

Câu 3:

Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"

- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người

- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội

Câu 4:

Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:

- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới

Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã

- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết

- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập

Câu 5:

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Câu 6:

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

#Học tốt

28 tháng 2 2021

- Mối quan hệ giữa "cái không" và "cái có" được nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng rất thành công trong tác phẩm " Bạn đến chơi nhà"

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Câu 3: chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích . 

=> Đoạn trích có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm : "Ồ, sao mà độ ấy vui thế"

    9.{....} Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm."

Câu 4 : " ồ " , " chao ôi " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán ? vì sao ? những từ đó là lời của ai ? có ý nghĩa gì ? 

"Ồ" là thành phần biệt lập cảm thán vì nó không nằm trong nghĩa sự việc của câu mà thể hiện cảm xúc nhân vật

"Chao ôi" là câu cảm thán vì đừng độc lập, tách biệt với câu sau nó; kết thúc bằng dấu chấm than và trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật

=> Những từ đó là lời của người dẫn truyện thể hiện cảm xúc vui sướng của nhân vật ông Hai khi nghĩ về làng.

4 tháng 2 2021

câu 1 tham khảo:

Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

 

Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.

Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng. 

=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.

10 tháng 3 2022

Hai dòng nào bạn ơi

18 tháng 5 2023

    Mở đầu khổ hai của tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”.

Với hình ảnh “sông dềnh dàng”, tác giả dùng biện pháp nhân hoá kết hợp với từ láy “dềnh dàng” để khắc hoạ dòng sông trôi chậm hơn, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản và sông “dềnh dàng” bởi khi sang thu mưa ít hơn, dòng sông không phải chở những dòng nước lũ. Thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá cùng tính từ “vội vã” để cho thấy chim vội vã bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn vì mùa thu trời nhanh tối hơn. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối lập với hình ảnh “chim vội vã”, từ đó thể hiện sự vận động tương phản của sự vật và sự phong phú của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa. Hơn nữa, phó từ “được lúc”, “bắt đầu” thể hiện thu vừa mới chớm, từ đó cho thấy khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Tiếp đến, ông viết:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật nhân hoá “vắt nửa mình” để cho thấy mây mỏng và mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Đám mây như ranh giới giữa hai mùa: hạ và thu, một nửa nghiêng về mùa hạ, một nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây như còn vương vấn, bịn rịn chưa muốn chia tay mùa hạ, chưa vội sang thu. Cũng giống như con người vẫn còn chùng chình, lưu luyến tuổi trẻ, chưa muốn sang thu của cuộc đời. Ôi, khổ thơ đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hoá cùng với tính từ, nghệ thuật đối lập, phó từ, cảm nhận tín hiệu thu về trong không gian dài cao rộng của Hữu Thỉnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.