K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2021

Tham khảo

Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.

5 tháng 12 2018

Bạn thử xem trên google xem có đấy

30 tháng 11 2021

Đừng spam nữa ạ

googles chân chính :))

Có một người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng sống trong những sang tác bất hủ của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, đó là vợ ông, bà Nguyễn Thị Túc, em gái nhà văn Nguyên Hồng.

29 tháng 10 2017
  1. 1.Nhạc sĩ Đỗ Nhuận: - Sinh ngày 10/12/1922, quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ông lớn lên tại Hải Phòng.
  2. Nhạc Đỗ Nhuận Cảm hứng âm nhạc của Đỗ Nhuận bắt đầu từ quê hương và gia đình. Quê ông vốn có truyền thống hát chèo. Ngay từ năm 14 tuổi ông đã học âm nhạc dân tộc và biết chơi Sáo Trúc, Tiêu, Đàn Nguyệt, Đàn Tứ, Đàn Bầu. Âm nhạc của Đỗ Nhuận giàu bản sắc dân tộc, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện giản dị, mộc mạc trữ tình, đằm thắm, hóm hỉnh.
  3. Bài hát “ Hành quân xa”
  4. - Bai hat được sáng tác năm 1953. Khi tác giả ̀ ́ trên đường hành quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. - Bai hat là khúc quân hành của người chiến ̀ ́ sĩ Điện Biên trên suốt chiều dài chặng đường chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
  5. Bài hát Hành quân xa. Bài hát nói lên điều gì, em có cảm nhận thế nào sau khi được nghe bài hát? • Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. • Bài hát tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng và niềm tin chiến thắng.
6 tháng 12 2020

rất đúng

4 tháng 1 2022

TK:

"Nhạc rừng" là một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát viết ở nhịp 3/4, viết ở giọng Sol trưởng, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ.

29 tháng 10 2021

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ". Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (và một phần của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Bắc Giang, Bắc Ninh.

4 tháng 11 2021

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ". Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (và một phần của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Bắc Giang, Bắc Ninh.

13 tháng 5 2021

Nhạc thiếu nhi hay nhạc nhi đồng là thể loại âm nhạc được sáng tác dành cho đối tượng trẻ em.Nhạc thiếu nhi có thể mang chức năng giải trí vừa có thể mang chức năng giáo dục,chẳng hạn dùng nhạc đê dạy trẻ em biết về văn hóa của địa phương mình và các nơi khác,về cách cư sử đẹp,về những điều thực tế và về các kỹ năng.Nhiều bài hát thiếu nhi là dân ca;mỗi vùng miền lại có một đặc trưngcủa nhạc thiếu nhi.

24 tháng 5 2021

- Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi. Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, những bài hát cho trẻ em thật hiếm hoi. Sau cách mạng, cùng với phong trào thiếu niên, nhi đồng phát triển mạnh, hoạt động ca hát trong các em được quan tâm và bài hát viết cho lứa tuổi này ngày càng được những nhạc sĩ sáng tác chú ý. Hơn nửa thế kỉ qua, đã có hàng ngàn bài hát cho trẻ em ở các lứa tuổi mầm non, nhi đồng, thiếu niên. Có thể nói, trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại đã hình thành 1 dòng âm nhạc cho trẻ em. Các bài hát cho trẻ em vang lên trên các sân khấu hội diễn, các phương tiện thông tin đại chúng, trường học, buổi sinh hoạt thiếu nhi ở khắp thành phố, nông thôn, miền núi, ... Các bài hát cho thiếu nhi thật phong phú, đa dạng và giàu tính giáo dục. Nhiều bài hát đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Có những bài lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tồn tại lâu dài cùng năm tháng. Có những nhạc sĩ hầu như gắn bó suốt cuộc đời với sự nghiệp sáng tác cho trẻ em. Họ đã đem đến cho lứa tuổi nhỏ những bài ca hồn nhiên, trong sáng, đầy cảm xúc với những hình tượng âm nhạc đẹp đẽ.

6 tháng 5 2022

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt [1]. Sau đó, ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường Nam Bộ và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (từ năm 1976 đến nay là tỉnh Tiền Giang) - quê ngoại của mình.