K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Qua đoạn trích, em nhận ra tình cảm, thái độ của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen vô cùng chân thực, dường như đây là tâm tư và suy nghĩ của ông dành cho chính mình trong câu chuyện một sự ưu ái nhưng cũng mong muốn đó là sự chữa lành cho cuộc sống và con người, đặc biệt là những đứa trẻ. Vì vậy tình cảm ông dành cho nhà văn An-đéc-xen vô cùng chân thực và nồng cháy, chân thành trước cuộc sống hiện thực

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Qua đoạn trích, em nhận ra tình cảm, thái độ của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen vô cùng chân thực, dường như đây là tâm tư và suy nghĩ của ông dành cho chính mình trong câu chuyện một sự ưu ái nhưng cũng mong muốn đó là sự chữa lành cho cuộc sống và con người, đặc biệt là những đứa trẻ. Vì vậy tình cảm ông dành cho nhà văn An-đéc-xen vô cùng chân thực và nồng cháy, chân thành trước cuộc sống hiện thực 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nhận xét: Là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Là người chứng kiến mọi đau khổ của rất nhiều người nhưng không thể làm gì.

- Vai trò: dẫn dắt câu chuyện, đồng thời là người tham gia vào câu chuyện.

NG
13 tháng 9 2023

- Các địa danh xuất hiện trong đoạn trích: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên; sông Lô, bến nước Bình Ca; Phú thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội; Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến hải, Cửa Tùng,...

- Hiệu quả: Tác giả nhắc lại các địa danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để tái hiện lại cuộc chiến tranh hào hùng, đồng thời thể hiện cảm xúc vui sướng tự hào khi giành thắng lợi.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: - Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

- Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười bảo:

- Được ạ! Tôi lo liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật nào? "Nó" được nhắc đến ở đây là ai?

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo ngữ pháp.

Câu 3: Nhân vật "lão" muốn gửi ông giáo vật gì? Tại sao nhân vật này lại phải gửi ông giáo giữ hộ? Qua những việc làm của nhân vật, em hiểu được tình cảm mà lão dành cho con như thế nào?

Câu 4: Việc ông giáo nhận lời giữ hộ cho thấy ông giáo là một người như thế nào? Cách ứng xử ấy gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry?

Câu 5: Tình cảm mà nhận vật "lão" dành cho con khiến người đọc vô cùng cảm động. Hãy ghi lại cảm nhận của em về điều này bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ và một câu ghép. (Gạch chạn và chú thích rõ)

Câu 6: Kể tên một tác phẩm (trong chương trình ngữ văn 8) cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ghi rõ tên tác giả.

Phần II:

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Đóng vai nhân vật cô bé bán diêm kể cho bà nghe những gì đã xảy ra khi em đi bán diêm trong đêm giao thừa.

Đề 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".

Các bạn giúp mình làm trong ngày hôm nay nhé. Mình cảm ơn ạ.

1
4 tháng 12 2018

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật ông giáo và lão Hạc

"Nó" được nhắc đến ở đây là con trai lão Hạc

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa : dùng để đánh dấu lời đối thoại

1 câu ghép là:

Ông giáo/ có nghĩ cái tình tôi //già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

cụm C-V: Ông giáo là (chủ ngữ ),có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi (vị ngữ)

cụm C-V nhỏ: tôi (chủ ngữ ), già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi(vị ngữ)

15 tháng 9 2023

a. Câu khiến - dùng để đề nghị.

b. Câu kể - kể lại hành động của lão Hạc.

c. Câu kể - ông giáo thuật lại suy nghĩ trong mình.

d. Câu cảm – chứa thán từ "Hỡi ơi".

e. Câu hỏi - dùng để hỏi thông tin.

g. Câu cảm – chứa thán từ "Chao ôi".

NG
14 tháng 9 2023

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 

14 tháng 9 2023

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê , quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.

26 tháng 11 2018

Tham Khảo

“Con suốt đời vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
(Tố Hữu)
Mẹ dù thế nào đi chăng nữa vẫn mãi theo ta. Chính sợi dây thiêng liêng gắn kết giữa mẹ và con mà được gọi với cái tên thiêng liêng, cao quý - tình mẫu tử đã làm làm nền tảng vững chắc cho con chập chứng bước đi trên con đường đời. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết, mẹ đã trao cho con trái tim hi vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru đời con khôn lớn. Nhà văn Nguyên Hồng cũng vậy, những câu chữ ông viết ra dường như rất thiêng liêng ẩn hằn trong đó là toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc về người mẹ bất tận của ông. Đến với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta bỗng xót xa trước nhân vật bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của một tuổi thơ khao khát tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cái cảm giác của cậu bé sớm phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm để rồi, những đồng giả chúng ta bất chợt nhận ra rằng: “Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”.
Nếu có người hỏi tôi: Tình mẫu tử là gì? thì có lẽ, tôi sẽ đáp lại rằng: tình mẫu tử không thể giải thích được vì đó là thứ tình cảm tuyệt diệu. Nó đơn sơ, giản dị những vẫn thể hiện được cái gì đó phập phồng, thổn thức trong trái tim. Và đặc biệt hơn, nó lại càng phập phồng hơn, thổn thức hơn khi được thể hiện qua nhân vật bé Hồng. Tình cảm ấy như ánh sáng dịu mát, như bóng cây trên cao, như dòng sữa ngọt ngào vẫn chảy mãi trong trái tim những người con như chúng ta. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi mỗi người chúng ta vẫn gọi đó là “tình mẫu tử”.
Tuy đoạn trích với dung lượng không dài nhưng điều ta bắt gặp trong đó không phải là cảnh khốn cùng như trong “Lão Hạc” hay cùng cột như trong “Tức nước vỡ bờ”. Tuy vẫn thể hiện được chất văn của dòng văn hiện thực phê phán nhưng đoạn trích lại ẩn chứa sâu một thứ tình cảm thiêng liêng, mặn nồng - tình mẫu tử. Và khi đọc những dòng văn như trút cả bao điều đóng đót vào trái tim người đọc để rồi ta mới cảm nhận được thế nào là thứ tình cảm chân chình.
Với một hoàn cảnh đặc biệt và đáng thương, bé Hồng sinh ra và lớn lên trong một mái gia đình không có hạnh phúc. Bố mất sớm, mẹ phải đành rời bỏ quê hương, rời xa đứa con mà mình đã rứt ruột đẻ ra để đi “tha hương cầu thực” khiến bé Hồng phải cô đơn, tủi cực giữa sự ghẻ lạnh của gia đình họ nội. Và trong tâm trí cậu bé lúc nào cũng luôn tồn đọng cái dư vị đắng cay về một người mẹ hiền hậu, luôn chở che trong quá khứ. Xung quanh cậu, luôn có những rắp tâm tanh bẩn muốn reo rắc vào tâm trí cậu để cậu ruồng rẫy, khinh rẻ mẹ. Nhưng cũng chính từ cái rắp tâm tanh bẩn, cay độc đó, bé Hồng mới có cơ hội bộc lộ rõ những tình cảm của mẹ đối với mẹ đã được ấp ủ bấy lâu.
“Gần đến giỗ đầu thấy tôi, mợ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Có lẽ, niềm ước mong mẹ của cậu bé đã đến mức cực độ. Cậu sống giữa cảnh đau đớn về mặt tinh thần: mất cha - thiếu mẹ, vậy mà, luôn có những mối rắp tâm bẩn thỉu muốn dấy vào tâm trí non nớt của cậu bé. Một hình ảnh người mẹ: “bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương”. Câu chuyện đã hé lộ ra một bà cô tậm địa độc ác, bà ta cố ý nói cho cậu bé biết những cảnh ngộ đáng thương của mẹ cậu để có thể cười nhạo, giễu cợt mẹ. Nhưng bà ta hoàn toàn không hề biết, càng làm như vậy thì tình cảm của bé Hồng giành cho mẹ lại tăng lên gấp bội, tiếp thêm tình cảm và sức mạnh để cậy vượt qua cái xã hội “hỗn mang”, tàn ác ấy.
Và rồi, cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô bắt đầu từ những câu hỏi đầy tanh bẩn hằn chứa một rắp tâm phá đi sợ dây tình cảm giữa bé Hồng và mẹ. “Một hôm cô tôi gọi tôi đến và bảo: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với ****** không?”. Một câu hỏi đầy “uy lực”, lay động đến thứ tình cảm thiêng liêng của bé Hồng với mẹ, gợi nên trong chú bao buồn tủi xen lẫn sự nhớ nhung dồn nén bây lâu nay. Cậu bé “định toan trả lời có” nhưng rồi, Hồng lại trả lời một cách chắc chắn “Không! cháu không vào. Cuối năm, thế nào mợ cháu cũng về”. Thật bất ngờ! Có lẽ, Hồng đã sớm nhận ra trong niềm vui “hụt” một điều gì đó tanh bẩn của bà cô. Cậu đã đoán ra được ý định cảu bà cô như “muốn gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Một ý định tàn bạo! Nhưng may thay, chính cái thiêng liêng, cao quý cảu tình mẫu tử đã kéo cậu lên từ “đám bùn lầy” với những rắp tâm tanh bẩn - “nhưng đời nào lòng yêu thương và sự kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn kia xâm phạm đến”. Và những điều đó phần nào đã làm rạng lên một tình cảm cao đẹp.
Phải chia tay với một cơ hội gặp mẹ “hiếm có”, bé Hồng muốn chạy thật nhanh, tránh đi “câu nói cay độc” của bà cô. Nhưng bà ta lại vẫn chưa tha cho một tâm hồn thơ dại. Bà an ủi bé Hồng bằng một câu nói chứa đầy những ý nghĩ tanh bẩn: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Giọng nói như mỉa mai, giếu cợt, đang “long lanh ... chằm chằm” chờ đợi phản ứng của cậu bé. Đôi mắt cậu đã “khóe cay như muốn khóc”. Dường như, những câu nói đó như “mũi tên” bắng thẳng vào một trái tim khao khát tình mẹ. Liệu rằng, rắp tâm xấu xa, tanh bẩn của bà cô có thực hiện được hay không? Thái độ của bé Hồng ra sao? Tình cảm của bé đối với mẹ có thay đổi hay không?
Câu chuyện vẫn diên ra và tiếp đó là một ý định cay độc: “Mạy quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu, vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa rồi còn cho thăm em bé nữa chứ!”. Thật tủi nhục và cau đắng biết bao! Hai tiếng “em bé” được bà cô “ngân ra thật dài” như sự mỉa mai hay điều ám chỉ gì đó. Phải chăng, bà ta muốn “ép” bé Hồng phải nhận ra rằng: “Mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Dường như, tình cảm thiêng liêng đó như “lá bùa” hay là một “tấm bia đỡ đạn” giúp cậu cố cầm cự để hỏi trong tiếng khóc xót xa: “Sao cô biết mợ con?”. Có lẽ, câu nói đó đã nói trúng tim đen tàn ác của bà cô. Nhưng thật đáng khinh bỉ, “cô tôi vẫn cứ cười trong tiếng khóc của tôi”. “Tình cảnh thê thảm của mẹ tôi” như khiến chú như “cắt từng miếng thịt”.
Đến lúc này, tâm trạng đau đớn, uất ức của bé Hồng xen lẫn tình yêu tha thiết đã lên tới cực điểm. Từ nỗi đau vì thương mẹ và đặc biệt hơn là sợi dây tình cảm đã khiến bé phải thốt lên từng câu chữ ngậm ngùi, xót xa: “Giá mà những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những thứ như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Qua đây, ta mới bất chợt tìm thấy được thứ tình cảm thiêng liêng trong tâm hồn ngây dại. Và cũng có lẽ, bà cô độc ác đã thỏa được ước nguyện nên đã đổi giọng như “nghiêm nghị” và tỏ ra ngậm ngùi, thương xót. Thì ra, nỗi đau đớn mất mát của đứa bé đã lên đến đỉnh điểm, đồng thời, sự tàn nhẫn, thâm hiểm của bà cô đã lên đến mức tận cùng. Hỏi rằng, liệu tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng ấy có được trọn vẹn cho đến cuối cùng hay không?

26 tháng 11 2018

Cái này bạn tự nghĩ à???

23 tháng 10 2017

a. Phương thức biểu cảm

b. Nghệ thuât: sử dụng quan hệ từ "và" (3 lần) như một sự liệt kê những cảm xúc bất tận của "tôi" khi được gặp mẹ. Những cảm nhận không thể chấm dứt ngay nên sử dụng từ "và" như một phương pháp kéo dài những tâm trạng mừng vui. 

c. Nội dung: tâm trạng vui sướng tột cùng, hạnh phúc tột độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

5 tháng 11 2017

a/  Phương thức biểu đạt miêu tả 

b/ dùng biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp 3 phương thức biểu đạt , tự sự , miêu tả , biểu cảm 

c/ Ta lại nhân vật khi còn hơi nhỏ 

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.