K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2017

Đáp án: D

các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. – SGK 158+159

17 tháng 8 2019

Đáp án: D

các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. – SGK 158+159

6 tháng 4 2016

Câu 1:Các ngành thực vật:

+Nghành rêu:Rêu có cấu tạo đơn giản:đã có thân, lá, chưa có rễ, (rễ ở cây rêu là rễ giả).

+Nghành tảo: 2 loại:

*Tảo xoắn:sống ở nước ngọt, dạng sợi, màu xanh lục, trơn và nhớt, mỗi sợi tảo xoắn gồm các tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau.Sinh sản bằng cách đứt sợi hoặc tiếp hợp.

*Tảo rong mơ:sống ở nước mặn, có màu nâu, có dạng giống cây nhưng chưa có cấu tạo rễ, thân, lá. Sinh sản sinh dưỡng hữu tính.

+Nghành dương sỉ:Lá già có cuống dài, có gân lá, lá non cuộn tròn, thân hình trụ có mạch dẫn, rễ thật.

+Nghành hạt trần:Thân gỗ, có màu nâu, xù xì, có mạch dẫn, lá kim, rễ rất phát triển.

+Nghành hạt kín:Thân lá rễ đa dạng.

Câu 2: Do thời xa xưa con người chưa có biết trồng cây họ chỉ biết nhặt hái trái cây trong rừng và ít lâu sau họ đã tự cãi tạo được các loại cây.

            Nguồn gốc cây trồng từ cây dại.

Câu 3: Hạt kín:

-cơ quan sinh sản:

*Hoa, đài, tràng, nhị và nhụy.

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

           Hạt trần:

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

-cơ quan sinh sản:

*nón:nón đực và nón cái.

Câu 4:

-Cung cấp oxi cho các sinh vật hô hấp và tạo ra thức ăn nuôi sống các sinh vật.

-Cung cấp nơi ở cho các động vật.

-Đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 5:

-giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.

-Góp phần hình thành nên than đá, dầu lửa.

-Được dùng trong đời sống hằng ngày, trong nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 6:

-Nấm có ích:nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, nấm mèo,...

-Nấm có hại:nấm von, nấm than ngô, mốc bông, nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen,...

Câu 7:-Do ý thức con người đã vì lợi ích riêng cho bản thân mà làm trái phép việc:chặt phá rừng, buôn gỗ lậu,...làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật trong môi trường(có loại sắp bị tuyệt chủng)

Cần phải làm:

-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.

-Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn Quốc gia,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có loài quý hiếm.

-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.

-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Chúc bạn học giỏi!leuleu

 

12 tháng 4 2016

Có phải là Anh Dũng lớp 6a ko

4 tháng 5 2016

“Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.Báo cáo “Đa dạng sinh học và đời sống con người” đề cập đến hiện trạng ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam. Cho đến nay trên thế giới ước tính có khoảng 1,4 (1,7) triệu loài đã được mô tả. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây ở vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon Peru và các vùng rừng mưa nhiệt đới khác trên thế giới thì thậm chí con số đó ước tính còn lên tới 30 triệu loài. Việt Nam đã thống kê được: 9.607 loài, thuộc 2.010 chi và 291 họ thực vật bậc cao có mạch, và 733 loài nhập nội từ nước ngoài vào, đưa tổng số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam lên đến 10.340 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ. Ngoài ra, có 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài nấm, 2.176 loài tảo, 481 loài rêu, 691 loài dương xỉ, 69 loài hạt trần. Có khoảng 6.000 loài cây có ích, trong đó có 3.800 loài cây thuốc. Về động vật đã thống kê được 275 loài thú, 832 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển. Tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản 12.300 mẫu giống của 115 loài  cây trồng nông nghiệp. Báo cáo cũng đề cập đến mối quan hệ giữa ĐDSH với tri thức bản địa. Phương pháp truyền thống và tri thức bản địa là mấu chốt của công tác bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. Tầm quan trọng của mối quan hệ ĐDSH với công nghệ sinh học. Báo cáo cũng phân tích sự suy giảm đa dạng sinh học, các nguyên nhân đưa đến sự suy giảm ĐDSH dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, và đặc biệt là hoạt động của con người qua các hình thức tàn phá, phân mảnh nơi cư trú, khai thác quá mức các loài, ô nhiễm môi trường, nhập nội, độc canh cây trồng. Giá trị của ĐDSH đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường và những kết quả trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguyên vị (in-situ); các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, v.v., bảo tồn chuyển vị (ex-situ); vườn thú, vườn thực vật, ngân hàng gen v,v.

4 tháng 5 2016

Câu 1:Các động vật không xương sống là:

-Sứa, san hô, thủy tức.(Ngành ruột khoang)

-Giun đốt, sán, giun đũa, giun kim.(Ngành giun)

-Trai sông, ốc sên.(Ngành thân mềm)

-Cua, nhện, ong,...(Ngành chân khớp)

Lợi ích của Động vật không xương sống là có kinh tế về mặt sản phẩm,...

Câu 2:Một số nguyên sinh vật mà em biết là:

-Trùng roi,

-Trùng kiết lị,

-Trùng giày,

-Trùng biến hình,

-Trùng trực khuẫn mũ xanh,

-Khí sinh trùng sốt rét.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là do muỗi Anophen truyền máu  người, chúng chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cùng lúc làm phá vỡ hồng cầu, chui ra và chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu gây bệnh sốt rét.

Cách phòng bệnh chống beẹn sốt rét là:Ăn chín uống sôi, không để nước đọng,...

Câu 3:Đa dạng sinh học là toàn bộ sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng.Nơi có số lượng cá thể của mỗi loài nhiều được cho là nơi có độ đa dạng sinh học cao

Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định.

a/Do con người đã đốt rừng, chặt phá rừng, săn bắn,...

Câu 4:Các loài sinh vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng là:

Ốc xà cừ,Hươu xạ, ....

 

 

9 tháng 5 2016

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò Xo).

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được.

Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý.

Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới.

Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.

9 tháng 5 2016

các bạn làm ơn viết ngắn gọn một tí nha

Mik tick cho

13 tháng 4 2016

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò Xo).

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được.

Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý.

Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới.

Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.

- Dọn vệ sinh lớp học

- Vứt rác đúng nơi quy định

- Không xả rác bừa bãi 

 Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp  cho mọi người để bảo vệ sự đa dạng 

 

8 tháng 3 2017

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.

. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học,

Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.

Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm.

Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần).

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á[40][41]. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây.

Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này.

Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá chình hoa và cá chình mun[48].

Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng[49].

Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên tiếng Việt là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường đã được phát hiện tại hang Thiên Đường.

chúc bạn học tốt

4 tháng 5 2017

Khu bảo tồn thực vật, vườn quốc gia mà em biết như : Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Xuân Sơn,...

11 tháng 5 2017

vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Phú Quốc, vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng,...