K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2020
Câu 1: Hai bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” thuộc tập thơ:
A. Từ ấy
B. Ánh sáng và phù sa
C. Nhật kí trong tù
D. Việt Bắc
Câu 2: Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn bát cú
8 tháng 9 2018

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

    Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch HCM em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 : Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua 2 bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ ), Khi con tu hú ( Tố Hữu).

Câu 4 : Bài thơ quê hương của Tế hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà , trong sáng của tuổi hoa  niên dành cko quê hương mình. em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . Từ đó liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Câu 5 : Hãy trình bày ý kiến của em về câu nói của Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách vì nó là nguồn kiến thức . Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" .

 

3
7 tháng 2 2017

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

22 tháng 9 2016

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

Tham khảo

 

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

 

Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương.

Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

 

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị.

Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Tuổi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm ở đây nhé! :https://download.vn/phan-tich-bai-tho-ngam-trang-43103

 

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
24 tháng 2 2017

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


5 tháng 8 2021

Tham khảo

Bài thơ ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù gian khổ tối tăm. Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ (Câu cảm thán)! Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống: ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á Đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên. Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù.  Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.