K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

2 nhân vật dùng 2 từ này với mục đích để khoe của

19 tháng 11 2021

Tham khảo :

Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.

Nguồn: https://thegioivanmau.com/cam-nghi-ve-truyen-cuoi-lon-cuoi-ao-moi#ixzz7CcdHiOEL

28 tháng 8 2016
  • Truyện cổ tích là thế giới hiện thực vì ở đó phản ánh cuộc sống lao động, những quan hệ tình cảm trong gia đình, ngoài xã hội đặc biệt là những áp bức bất công mà những những người nghèo khổ, hiền lành như người con riêng, người mồ côi... đã phải chịu đựng...
  • Từ trong cuộc sống hiện thực ấy, nhân dân lao động đã gởi gắm vào trong tryện cổ tích ước mơ về sự công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác...
23 tháng 10 2021

Bài học đầu tiên dễ dàng rút ra thông qua những xung đột trong truyện, cuộc đời của Tấm là: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm chính là sự thể hiện cho sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.

23 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây:

Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám 

25 tháng 10 2016

Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"

25 tháng 10 2016

1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề

2/ Thân bài

a/ Giải thích nội dung của đề

- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.

- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.

- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.

Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động

b/ Phân tích và chứng minh

*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội

_ Phân tích :

+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.

+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.

_ Chứng minh :

+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)

+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)

+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)

*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .

_ Phân tích

+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.

+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm

_ Chứng minh :

+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na

+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu

+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).

Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.

3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...

13 tháng 9 2020

Tham khảo:

Cre: Hoidap247

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện kể về việc hai vị Thần đại diện cho Đất và Nước tranh đấu với nhau và một chuỗi các sự việc liên quan để truyền tải thông điệp về mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và tự nhiên. Đầu tiên, truyện muốn thể hiện được sự tồn tại song song giữa những thế lực tự nhiên là Đất và Nước. Sơn Tinh là đại diện cho đất, còn Thủy Tinh là đại diện cho nước. Qua cuộc đấu tranh lấy vợ, ta thấy được trên cạn hay là dưới nước thì đều có những đặc sản khác nhau. Đồng thời, việc mà Sơn Tinh năm nào cũng phải chống lũ, dâng đê đắp bờ đã thể hiện được tâm thế của con người VN trước thiên tai bão lụt xảy ra hằng năm. Nhân dân ta, qua câu chuyện này, đã gửi gắm khát khao về việc con người làm chủ, chế ngự thiên nhiên, ngăn cản bão lũ. Con người muốn có tầm vóc mà chế ngự được thiên tai địch họa đáng sợ hàng năm. Truyện có màu sắc kì ảo, nhưng lại truyền tải giá trị sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển của nhân dân VN đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên.