K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Câu 1: “Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, v.v… Bàn tay tài hoa của tạo hóa khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.”

                                                         (Động Phong Nha, Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập 2)

1.1 . Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

1.2 . Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) cũng viết về thiên nhiên mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2.

1.3 . Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn trích.

Câu 2:

2.1 Đặt một câu trần thuật đơn không có từ “là” nói về việc phòng chống đại dịch Covid-19 ở trường em.

2.2. Đặt một câu trần thuật đơn nói về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp của lớp em.

0
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phongcảnh quê hương Bác như sau:« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìnxuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt củalúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanhbiếc và nhiều màu xanh khác nữa. »a. Đọc...
Đọc tiếp

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong
cảnh quê hương Bác như sau:
« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của
lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh
biếc và nhiều màu xanh khác nữa. »
a. Đọc đoạn văn trên , em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng
từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác? (2đ)
b. Hãy kể tên tác phẩm, tác giả của một văn bản đã được học trong chương trình Tiếng
Việt tiểu học cũng sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc rất hay để miêu tả cảnh nông thôn
(0,5đ)
c. Học tập các nhà văn, em hãy sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc để miêu tả một bức
tranh phong cảnh đã in sâu trong tâm trí em (3đ)

các bạn giúp mình với 

0
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”

(Văn Linh)

a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.  

HEIP VS

0
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNĐọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hưong Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Vượt thác, Võ Quảng)
Câu 1. Cho biết xuất xứ và thể loại của văn bản chứa đoạn trích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Giải nghĩa từ “rập ràng”.
Câu 4. Tìm những hình ảnh so sánh về dượng Hương Thư và cho biết tác dụng của những hình ảnh so sánh đó?
Câu 5. Với những quan sát tinh tế, nhà văn đã đem đến cho người đọc một hình ảnh đẹp về người lao động trên sông nước mà ta vẫn gặp trong cuộc sống đời thường. Vượt thác không chỉ là vượt qua thác nước khó khăn, nguy hiểm mà là còn là vượt qua những thử thách cuộc đời. Theo em, để vượt qua những thử thách ấy, con người cần có những phẩm chất nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép so sánh ( Gạch chân, chú thích )

2
5 tháng 4 2020

Câu 1: 

Xuất xứ: Quê nội. Thể loại: Truyện ngắn.

Câu 2: 

Nội dung chính:  Đoạn văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 3: 

Từ rập ràng trong đoạn văn có ý nghĩa là : nhịp nhàng, nhanh và rất đều, uyển chuyển.

Câu 4: 

Câu so sánh là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. 

Tác dụng: Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được hình ảnh của một con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách thông qua  vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chât, tư thế của nhân vật dượng Hương Thư.

Câu 5: 

Theo em, để vượt qua thử thách, con người cần có nghị lực, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống, không nản lòng gục ngã.

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

5 tháng 4 2020

Câu 5 chỉ đến gục ngã thôi nhé còn chỗ "Trong văn bản..." là viết văn nhé

Trong dịp nghỉ hè năm học vừa rồi Bố Mẹ em đưa em đi chơi ở biển Nha Trang em rất vui và có nhiều ấn tượng sâu sắc.Nha Trang là một vùng đất du lịch khá là nổi tiếng, với khí hậu mát mẻ và có đủ điều kiện để phát triển du lịch vì vậy đã thu hút mạnh mẽ những lượng khách trong và ngoài nước đến đây vui chơi và giải trí, những hình ảnh về biển ấn tượng nhất với em là...
Đọc tiếp

Trong dịp nghỉ hè năm học vừa rồi Bố Mẹ em đưa em đi chơi ở biển Nha Trang em rất vui và có nhiều ấn tượng sâu sắc.

Nha Trang là một vùng đất du lịch khá là nổi tiếng, với khí hậu mát mẻ và có đủ điều kiện để phát triển du lịch vì vậy đã thu hút mạnh mẽ những lượng khách trong và ngoài nước đến đây vui chơi và giải trí, những hình ảnh về biển ấn tượng nhất với em là những con sóng đánh làm cho nước xô vào bờ, những lúc thủy chiều lên, những gợn sóng lăn tăn ngoài biển đã tạo nên nhiều ảnh hưởng lớn trong tâm trí của người xem. Chắc hẳn khi ai đi qua miền đất này cũng có những ấn tượng rất đặc biệt bởi nó tạo nên những ảnh hưởng lớn đến lượng khách của chúng ta, những hình ảnh đó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và điều đó đã thu hút tầm nhìn và sự chú ý của con người. Hình ảnh về một bờ biển thân thương đã tạo nên nhiều những ấn tượng lớn và nó đưa chúng ta đến những miền đất du lịch và tạo nên nhiều những dấu ấn sâu sắc.

Hình ảnh về một cảnh biển vào buổi sáng đẹp trời đã tạo nên những dấu ấn trong tâm hồn người xem, hình ảnh đó đã tạo nên cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc, hình ảnh biển vào một buổi sáng đã tạo nên những dấu ấn nhẹ nhàng và tình cảm trong con người, hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ trong con người Việt Nam, hình ảnh về một bờ biển vào một buổi sáng bình minh đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc, cảnh biển trong lành dưới ánh nắng ban mai, những hình ảnh về một buổi sáng trên biển thật mang dấu ấn tượng trưng trong hình ảnh của con người, những hình ảnh đó mang trong con người nhiều ấn tượng khi biển và con người hòa nhập với nhau nó đã đưa con người với những cảm xúc riêng và tiêu biểu cho một vùng thiên nhiên đẹp. Thiên nhiên ở vùng biển đã làm cho chúng ta không ngừng ngắm nó và tạo nên một vùng thiên nhiên rộng lớn hình ảnh đó đã làm cho chúng ta phát triển bản thân hơn khi những quang cảnh đó nổi bật trong tâm trí mỗi con người, hình ảnh về một vùng biển lộng lẫy đã tác động đến tâm trí của mỗi con người, hình ảnh về thiên nhiên đẹp đã tạo nên những cái nhìn sâu sắc trong tâm hồn của người xem.

Hình ảnh về một vùng biển đẹp đã tạo nên nhiều cung bậc trong tâm hồn của người đọc khi nó tác động trực tiếp đến tâm hồn của con người, những hình ảnh về một vùng biển nổi bật đó là những ấn tượng nhất, những hình ảnh đó mang dấu ấn ấn trong tâm hồn con người, hình ảnh đó đã mang cho con người những dấu ấn sâu sắc, vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ mới mọc con người ra biển ngắm cảnh thiên nhiên và con người rộng lớn, con người đông vui nhộn nhịp như một đàn ong vỡ tổ, hình ảnh đó đã tác động đến cảm xúc của con người, hình ảnh về một vùng biển đẹp với những con sóng dạt dào và những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc hôm nay và mai sau khi đến nơi đây, hình ảnh đó đã tác động đến những khung cảnh thiên nhiên mang những ấn tượng sâu sắc, nhiều hình ảnh tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và nó đã làm cho chúng ta có nhiều khung cảnh đẹp để ngắm nhìn nó.

Những hình ảnh thiên nhiên đẹp tại một vùng biển đó đã tạo cho chúng ta nhiều những hình ảnh rộng lớn và mang những ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem khi nó chưa đựng nhiều khung cảnh mang dấu ấn mạnh mẽ, những hình ảnh đó đã tạo nên những cảnh thiên nhiên trù phú, những núi cao và những dòng nước nhẹ trôi, hình ảnh đó đã tạo nên nhưng hình ảnh mang những ấn tượng mạnh mẽ khi con người đã đưa ra những lý tưởng lớn lao và nó mang những dấu ấn trong cách nhìn của tác giả về sự vật đó. Một vùng biển đã tạo nên nhiều ấn tượng đẹp trong tâm hồn của tôi, vào buổi sáng tôi có thể ngắm được cảnh mặt trời mọc ngoài biển, khi chiều tà ngắm những hình ảnh mặt trời xuống núi, và hình ảnh thủy triều lên đó là toàn bộ những hình ảnh đẹp và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn con người, nhiều những hình ảnh đó đã tạo nên những cung bậc cảm giác mong nhớ, khi ra về chúng ta cũng có thể hình dung và phát triển những cảm xúc mạnh mẽ trong con người mình.

Hình ảnh về một vùng đẹp đã tạo nên những cảm xúc đặc biệt trong tâm hồn tôi và gia đình, khi ra về tôi có cảm giác luyến tiếc về vùng đất nơi đây, đây là một vùng đất đẹp và nó tạo nên nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm hồn của tôi, khi ra đi tôi mong ước sẽ có ngày được trở lại nơi đây để du lịch.

Những hình ảnh đó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn của tôi, những khoảnh khắc đó thật kì diệu và nó mang những ấn tượng trong quãng đời học sinh của tôi, tôi và bố mẹ đã có dịp đi chơi vui vẻ và hạnh phúc, những khoảng khắc đó in đậm trong tâm trí của em, em mong ước sẽ sớm ngày quay lại đây và du lịch cùng gia đình, những khoảnh khắc đó em sẽ không quên bởi nó rất tuyệt vời.

2
3 tháng 8 2019

bai viet hay qua ban oi

3 tháng 8 2019

bình thường thôi

    cũng chỉ là từ mấy bài copy trên mạng mà ra

mà mk khuyên bạn ko nên phụ thuộc vào mấy bài ấy đâu.bạn tự viết còn hay hơn mấy bào ấy  nhiều

   ai thấy mk nói đún cho xin 1 k

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời,...
Đọc tiếp

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”

( Đất rừng phương Nam– Đoàn Giỏi)

Câu 1: ( 0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên?

Câu 2: ( 0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên?

Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: (1,0điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả

0
1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đâyKhung cảnh mặt trời...
Đọc tiếp

1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đây

Khung cảnh mặt trời mọc:...................................................

Mặt trời được so sánh:.............................................................

Nhận xét về cách so sánh của tác giả

2.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã đc miêu tả qua chi tiết,hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn?Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy

3.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển sông,núi hay ở dồng bằng mà em đã quan sát đc

Ai lm nhanh nhất mk tik cho vs cả Câu 1 và 2 đều ở bài cô Tô

4
11 tháng 3 2018

Tự làm đi.

Sống trên đời là phải động não.

...

11 tháng 3 2018
bọn này ko rảnh tự mà làm lấy
 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy màE, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn...
Đọc tiếp

 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy mà

E, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn nha. 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chắt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
c. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh đó.
d. Em hãy viết đoạn văn (8-10 câu)nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh và một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

Được roài. Các bạn có thể không làm đoạn văn cug đc. Tôi tự làm ha. Giúp với. Sắp đến hạn thu bài rồi. Mấy cao thủ ơi!

 

1
17 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng

2. Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư

3. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

4. Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.