K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1. Dân số, nguồn lao động

Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...

Câu 2:

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.

Câu 3:

- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.

- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.

Câu 4:

– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.  

+Khác:

- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

 

 

7 tháng 11 2021

Tham khảo

1.

Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...

2.

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.

3.

- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.

- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.

4.

– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.

– Khác nhau:

+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.

+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…

+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.

5.Vị trí: năm khoảng giữa hai chí tuyến thành một vành đai Liên tải bao quanh trái đất.
Đặc điểm: Đới nóng có bốn kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới 
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa 
+ Môi trường hoang mạc

6.Đặc điểm moi trường : Nóng , ẩm, mưa nhiều quanh năm

+ Lượng mưa từ 1500mm-2500mm/năm , càng gần xích đạo mưa càng nhiều

+ Nhiệt độ cao quanh năm . Biên độ nhiệt thấp

+ Độ ẩm không khí : > 80%

7.MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

8.MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

 

 

20 tháng 11 2016

Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.

1.

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.

- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.

- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.

2.

- MT xích đạo ẩm:

+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.

+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.

- MT nhiệt đới gió mùa:

+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.

+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

- MT Ôn đới hải dương:

+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu

+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.

-MT Ôn đới lục đia:

+ Vị trí: nằm trong lục địa

+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.

+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.

3.

- MT đới lạnh:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.

+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.

- MT hoang mạc:

+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

4.

- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...

- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.

 

12 tháng 12 2017

Giúp đỡ mỏi tay mà chẳng nhận được đến 1 lời cảm ơn.

4 tháng 1 2017

Câu 7:

- Dân cư Châu Phi phân bố không đều

- Sự phân bố của dân cư Châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên

- Phần lớn dân cư Châu Phi sống ở nông thôn

- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ở ven biển

Giải thích sự phân bố dân cư không đều:

- Hoang mạc hầu như không có người.Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ & các đô thị này rất thưa thớt.

- Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.

- Môi trường Xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.

- Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.

15 tháng 10 2017

C1:

- Đới nóng

+ Nằm trong khoảng chí tuyến bắc đến chí tuyến nam. Kéo dài từ tây sang đông

+ Có nhiệt độ cao, trung bình > 20độC

+ Lượng mưa lớn, trung bình 1500mm - 3000mm/Năm. -> Nóng ấm quanh năm

+ Gió Tín phong (mậu dịch) hoạt đồng

+ Sinh vật rất phong phú đa dạng

- Ở đới nóng phân ra các kiểu môi trường sau:

+ Môi trường xích đạo ẩm :

*Vị trí: Kéo dài từ 5 độ Bắc đến 5 độ Nam bao quanh đường xích đạo

*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >25độC, biên độ dao động nhỏ. Độ ẩm cao >80%. Lượng mưa lớn >2000mm/Năm. Mưa đều quanh năm

+ Môi trường nhiệt đới

*Vị trí: Nằm trong khoảng 5 độ dến chí tuyến của 2 bán cầu.

*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lượng mưa trung bình 500mm - 1500mm/Năm. Có 2 mùa rõ rệt : Mưa, khô.

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa

*Vị trí: Phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á

*Khí hậu: Chịu tác động mạnh mẽ của 2 mùa gió : (1) Gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào -> Nóng ẩm -> Mưa nhiều, (2) Gió mùa mùa đông từ lục địa thổi ra -> Khô lạnh -> Ít mưa. Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lương mưa trung bình 1500mm - 2500mm/Năm. Thời tiết diễn biến thất thường -> Chịu nhiều thiên tai.

Câu 1. So sánh sự khác nhau của môi trường Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. (vị trí, đặc điểm tự nhiên)Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.Câu 3. Trình bày đặc điểm cơ bản về vị trí, tự nhiên của môi trường đới ôn hòa.Câu 4. Nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? (dấu chấm) Là học sinh, em cần làm gì để bảo...
Đọc tiếp

Câu 1. So sánh sự khác nhau của môi trường Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. (vị trí, đặc điểm tự nhiên)

Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

Câu 3. Trình bày đặc điểm cơ bản về vị trí, tự nhiên của môi trường đới ôn hòa.

Câu 4. Nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? (dấu chấm) Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 5. Trình bày các đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc. Giải thích nguyên nhân. (dấu hỏi chấm)

Câu 6. Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa.

Câu 7. Thực động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Câu 8. Trình bày các đặc điểm cơ bản về vị trí, điều kiện tự nhiên của môi trường đới lạnh. Giới thực động vật ở môi trường đới lạnh có gì đặc biệt?

Câu 9. Nêu một số đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi. Con người ở một số vùng núi trên thế giới có đặc điểm cư trú như thế nào?

Câu 10. Châu lục và lục địa khác nhau như thế nào? Nêu tên các lục địa và châu lục trên thế giới.

Câu 11. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.

Câu 12. Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình và khoáng sản của châu Phi.

Câu 13. Giải thích vì sao ở Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới?

3
24 tháng 12 2021

TK:

1.* Giống nhau :  

+ Nhiệt độ quanh năm cao hơn 20oC  

+ Là vùng thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước) 

+ Đều là khu vực tập trung đông dân 

* Khác nhau : 

+ MT nhiệt đới : Lượng mưa tap trung chủ yếu ở một mùa . Thảm thực vực thay đổi dần về phía 2 chí tuyến .  

+ MT nhiệt đới gió mùa : Lương mưa thay đổi tuỳ theo mùa gió . Thảm thực vật hay đổi tủy vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong một năm

2.-Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

3.Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh với thời tiết thất thường, khó dự báo trước
- Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian

4.Ô nhiễm không khí: 
a/ Nguyên nhân. 
- Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ… 
- Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng… 
b/ Hậu quả. 
- Mưa axít.. 
- Hiệu ứng nhà kính. 
- Thủng tầng ôzôn . 
- Trái đất nóng lên. 
- Tăng các bệnh về hô hấp. 
- Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển. 
c. Biện pháp. 
Bằng sự hiểu biết cuả bản thân em hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí 
- Cắt giảm lượng khí thải. 
- Kí nghị định thư Kiô tô. 

5.undefined

25 tháng 12 2021

2.

 -Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

Câu 1. So sánh sự khác nhau của môi trường Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. (vị trí, đặc điểm tự nhiên) Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.Câu 3. Trình bày đặc điểm cơ bản về vị trí, tự nhiên của môi trường đới ôn hòa.Câu 4. Nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? (dấu chấm) Là học sinh, em cần làm gì để bảo...
Đọc tiếp

Câu 1. So sánh sự khác nhau của môi trường Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. (vị trí, đặc điểm tự nhiên)

 

Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

Câu 3. Trình bày đặc điểm cơ bản về vị trí, tự nhiên của môi trường đới ôn hòa.

Câu 4. Nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? (dấu chấm) Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 5. Trình bày các đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc. Giải thích nguyên nhân. (dấu hỏi chấm)

Câu 6. Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa.

Câu 7. Thực động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Câu 8. Trình bày các đặc điểm cơ bản về vị trí, điều kiện tự nhiên của môi trường đới lạnh. Giới thực động vật ở môi trường đới lạnh có gì đặc biệt?

Câu 9. Nêu một số đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi. Con người ở một số vùng núi trên thế giới có đặc điểm cư trú như thế nào?

Câu 10. Châu lục và lục địa khác nhau như thế nào? Nêu tên các lục địa và châu lục trên thế giới.

Câu 11. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.

Câu 12. Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình và khoáng sản của châu Phi.

Câu 13. Giải thích vì sao ở Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới?

0
11 tháng 12 2021

Help mk.-.

11 tháng 12 2021

Bạn đăng lần lượt từng câu hỏi nhé !

13 tháng 12 2021

tham khảo

câu 1.

1. Sự phân bố dân cư

- Năm 2009, dân số trên thế giới trên 6,77 tỉ người.

- Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,..đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo...đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc...khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Luyện tập 2. Các chủng tộc

- Dựa vào hình thái bên ngoài: màu da, tóc, mắt, mũi, …các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính:

+ Môn-gô-lô-it ( da vàng)

+ Nê-grô-it (da đe )

+ Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng)

- Sự khác nhau giữa các chủng tộc xảy ra cách đây khoảng 50.000 năm khi loài người còn lệ thuộc vào thiên nhiên.

- 3 chủng tộc này phân bố chủ yếu thuộc các châu lục sau:

+Môngôlôit: châu Á

+Nêgrôlôit: chân Phi

+ Ơrôpêôit: châu Âu

- Với những tiến bộ kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ở bất kì nơi nào trên Trái Đất .

1. Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới.

2. Dựa vào hình thái bên ngoài: màu da, tóc, mắt, mũi, …các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it; Nê-grô-it; Ơ-rô-pê-ô-it.

 

câu 2.

 

Đới nóng:

Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)

Đặc điểm:

+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong

+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm

+Nhiệt độ: Nóng quanh năm

Đới ôn hòa

* Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

ĐỚI LẠNH

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

ÔN HÒA.

Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

VÙNG NÚI.

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

13 tháng 12 2021

THAM KHẢO 

CÂU 3.

1.Vị trí địa lí- Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo- Tiếp giáp:+ Phía Bắc: Đại Trung Hải .+ Phía Tây:  Đại Tây Dương+ Phía Đông Bắc: biển Đỏ + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương .2. Địa hình và khoáng sảna. Hình dạng châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.b. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn.c. Khoáng sản phong phú, gồm nhiều loại kim loại quý hiếm( vàng, kim cương, uranium..). CÂU 4 

Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng (năm 2000, tỉ lệ dân thành thị là trên 33%).

Tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai xung đột tộc người, xung đột biên giới...

Đô thị hoá nhanh làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh các thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.


CÂU 5.

​Nguyên nhân kinh tế châu Phi kém phát triển:
- Thời tiết khắc nghiệt.
- Mặc dù có thế mạnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú xong châu Phi không biết khai thác một cách hợp lí, làm cạn kiệt, ảnh huởng xấu đến môi truờng 
- Cùng với nguồn nhân công khá là dồi dào xong không biết khai thác để sử dụng làm giàu cho nền kinh tế
- Kinh tế muốn phát triển thì chính trị phải ổn định, chính trị của châu phi bất ổn, khi xung đột sắc tộc, đấu tranh bầu cử … luôn diễn ra thường xuyên làm cho nền kinh tế cũng không ổn định để phát triển
- Trình độ dân trí thấp nên không cống hiến, làm giàu cho đất nuớc được
- Ảnh huởng từ sự cai trị của thực dân ngày truớc ( vơ vét, bóc lột … ), làm cho châu Phi phát triển chậm hơn các nuớc ở châu luc khác…
Dù như thế nhưng thời gần đây thì kinh tế châu Phi cũng có sự thay đổi, đang trên con đuờng phát triển và đổi mới nhờ sợ giúp đỡ của các hiệp hội tổ chức kinh tế trên thế giới

CÂU 6.

* Trung Phi :

Khí hậu : Khu vực cao nguyên phía nam nằm trong miền khí hậu cận xích đạo, thuận lợi cho các khu rừng nhiệt đới phát tnển, do lượng mưa giảm dần nên khu vực phía bắc phần lớn là các vùng thảo nguyên.Cộng hòa Trung Phi nằm ở khu vực Trung Phi, Bắc giáp Tchad, Nam giáp Cộng hòa Congovà Cộng hòa Dân chủ Congo, Đông giáp Sudan vâ Tây giáp Cameroon. Địa hình phần lớn là vùng cao nguyên rộng lớn nằm giữa hai vùng trũng ở phía bắc và phía nam.​

* Bắc Phi :

Địa hình : Dãy núi Atlas, kéo dài từ Maroc sang bắc Algérie và Tunisia, là một phần của hệ thống núi chạy dọc theo khu vực Nam Âu. Các đỉnh núi hạ dần độ cao ở phía nam và phía đông, trở thành vùng bình nguyên trước khi gặp sa mạc Sahara, che phủ hơn 90% diện tích khu vực. Cát của sa mạc Sahara phủ lên một bình nguyên đá hoa cương cổ có tuổi đời hơn bốn tỷ năm.

* Nam Phi :

Địa hình :

Nam Phi là đất nước nằm ở phần mũi phía nam của lục địa châu Phi, với một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại dương (Đại Tây Dương vàẤn Độ Dương). 

29 tháng 10 2021

Người bạn Minh Binh Hoang của tôi bị bệnh ung thư hậu môn giai đoạn cuối khoảnh khắc 2 người bạn thân lâu năm ngồi lại bên nhau giờ chỉ đếm từng giây từng phút, tôi buồn lắm nhưng không thể thốt thành lời, dường như người bạn của tôi cũng hiểu ra vấn đề, anh ấy chỉ mỉm cười nhìn tôi lần cuối làm tim tôi thắt lại, mình đã cùng nhau thề hẹn sẽ đi với nhau đến già nhưng anh lại đi quá sớm. Anh nắm lấy tay tôi như muốn nói lên những tâm tư từ tận đáy lòng. Bằng chút hơi thở ít ỏi và yếu đuối cuối cùng của mình, anh ấy nói nhỏ vào tai tôi rằng nguyện vọng trước khi chết là được ngắm nhìn những thứ bổ ích như thế này, thế nên bạn có thể gửi link vào ib của tôi để chuyển cho anh ấy ra đi thanh thản không?

29 tháng 10 2021

Dân cư trên thế giới phân bố ko đồng đều

Tập trung đông ở những đồng bằng, những đô thị những nơi cis khí hậu tốt

Dân cư thưa thớt vùng núi vùng sâu vùng có khí hậu khắc nghiệt

1 tháng 10 2016

Đăng từ từ thôi bn nhanh thế sao trả lời hết 

1 tháng 10 2016

mỗi lần 1 câu thôi

làm j mờ nh` zợ

1 tháng 10 2016

1. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới tên 2,1%

Nguyên nhân: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành,...

Hậu quả:  Trở thành gánh nặng đối với cách nước có nền kinh tế chậm phát triển.

2. Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới. Dân cư phân bố dày đặc ở ; Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,...

3. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít ( người da vàng ) sống chủ yếu ở châu Á.

Chủng tộc Nê-grô-it ( người da đen ) sống chủ yếu ở châu Phi.

Chủng tộc Ơ-rô-pê-it ( người da trắng ) sống chủ yếu ở châu Âu.

4. Quần cư đô thị là hình thức sinh sống đựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sx công nghiệp và dịch vụ.

Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

5. Đới nóng: 

Vị trí: nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài tiên tục từ Tây - Đông tạo thành vành đai quanh trái đất.

Các kiêu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

6. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt là 3°, lượng mưa 1500-2500mm/năm

7. Môi trường nhiệt đới có khí hậu cao quanh năm (>20°C), lượng mưa 500-1500mm, trong năm có 1 thời kì khô hạn.

8. Gió mùa làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ TB năm >20°C. biên độ nhiệt khoảng 8°C. Lượng mưa TB >1000mm/năm

9. Đặc điểm:Trồng cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới

Chăn nuôi trâu, bò, bê, cừu, gia cầm,...

10.Dân số tăng nhanh làm tài nguyên suy giảm, lương thực thiếu hụt, chất lượng cuộc sống ng dân thấp.

Dân số tăng nhanh làm cho môi trường ô nhiễm.

Chúc bạn học tốt

 

 

 

2 tháng 10 2016

thanks very much