K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

Đề bài:I. Đọc hiểu văn bản:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:Chiếc hộp giấy vàngHồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phíphạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa congái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôinổi giận. Dù đã bị phạt, nhưng sáng hôm...
Đọc tiếp

Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Chiếc hộp giấy vàng

Hồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí
phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con
gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi
nổi giận. Dù đã bị phạt, nhưng sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến
cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng
ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng
lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có
gì trong đó chứ.".
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có
trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của
con vào đó. Tất cả dành cho cha mà.".
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha
thứ cho mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: (1,5 điểm) Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong câu văn:
Hồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm
cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.
Câu 3: (2,0 điểm) Cảm nhận của em về chi tiết “đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ
hãi nước mắt lưng tròng” trong văn bản trên.
Câu 4: (2,0 điểm) Lí giải tại sao “Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con
vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.”.
II. Tạo lập văn bản:
Câu 5: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương
giữa những người trong gia đình.
Câu 6: (10 điểm) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông,
lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non
nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây
Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu
ấy của thiên nhiên.

                    GIẢI GIÚP MK ĐỀ NÀY VỚI!

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚTBa Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚT

Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào. Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống hai má như hai quả mướp hay chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó. Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt ý như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa hơn. Đêm đầu tiên trong rừng, nó dừng chân bên con suối cạn. Đói, mệt và sợ hãi, Ba Bớt không sao ngủ được. Đầu lắc, đuôi đập liên hồi mà vẫn không xua được đám muỗi đói. Nhưng cái làm nó hoảng sợ nhất là những đốm sáng lân tinh, ẩn hiện như ma dưới đám lá mục. Ba Bớt thầm mong cho đêm chóng qua, nhưng càng mong càng thấy đêm rộng dài hơn. Rồi mặt trời cũng mọc, Ba Bớt mừng rơn khi ánh sáng trải khắp khu rừng. Nó vươn vai định bước đi, chợt một trận mưa trái cây trút xuống. Những con khỉ nghịch ngợm và lém lỉnh vừa ném trái cây vừa quát: “Này anh bò kia, đàn của anh đâu? Anh không có bạn bè hay sao mà đi một mình? …” Những trái chín to bằng hạt ngô, đập vào đầu vào lưng, không đau nhưng Ba Bớt thấy sao mà hổ thẹn. Đã bao giờ nó bị xua đuổi như một tên ăn cắp thế này đâu. Nuốt nhục, nó lặng lẽ bước đi, đói thì ăn lá rừng, khát uống nước suối, buồn ngủ đứng tựa vào gốc cây và gà gật. Có đêm thiêm thiếp, thấy động, nó choàng tỉnh. Ôi chao! Một con trăn đất to như cây chuối, da cóc cáy, loang lổ đang trườn qua lưng nó. Hoảng sợ, nó chồm lên, lao bừa vào bụi cây, thật hú vía. Cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ đưa Ba Bớt đến những nơi cảnh sắc nổi tiếng như giếng Tiên, hang Đầu Voi, cây chò ba nghìn tuổi, … Nhưng nó chẳng còn tâm trí nào mà thưởng ngoạn. Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không? … Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyện lạc đàn, bác bò đực đầu đàn nhẹ nhàng nói: - Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn ngủ được vì nhớ thương. Ở đời, không có ai hiểu và thông cảm với ta bằng chúng ta với nhau đâu. Nhưng thật may cháu đã trở về. Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói: - Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đua vui với nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.

Tìm các từ ngữ, chi tiết thể hiện đặc trưng của nhân vật trong truyện đồng thoại qua nhân vật chú bò Ba Bớt về: - Hình dáng - Hành động, lời nói - Suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc.

8
2 tháng 10 2021

đọc tến tết bạn ơi

2 tháng 10 2021

dài thế

                                                                               Ngữ vănTrước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng...
Đọc tiếp

                                                                               Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
 Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
 Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
 Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
 Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng? 

0
ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

bài này được ko ta ? ​Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....​​​Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi...
Đọc tiếp

bài này được ko ta ?

 [​IMG]Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....​​​Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi hạnh phúc hơn chị 2, vì khi tôi được sinh ra là khi gia đình tôi khá giả, có dư có để..(Có thể sẽ thấy mâu thuẫn tại sao tôi bảo tôi là đứa con độc nhất bên Nội mà tôi lại có chị 2 )... Mẹ chăm nom tôi, thuê cả người trông tôi... khi chập chững thì tôi được đưa vào trường mầm non cũng có tiếng ở Cần Thơ. Được ăn học được nuông chiều... tôi cảm thấy hạnh phúc hơn hẵn tất cả ai....​​Thời gian cứ trôi mãi, gia đình tôi không còn được như trước vì Mẹ làm ăn thua lỗ, nhưng không bao giờ Mẹ để tôi thiếu thốn bất cứ điều gì...Chỉ cần tôi nói : " MẸ ƠI, CON THÍCH CÁI ĐÓ ".... chỉ trong vòng 1 ngày 2... tôi đã có... Quần áo tôi mặc cũng do mẹ đi mua, mặc dù khi mua ko có tôi theo... thế nhưng khi về tôi lại bận rất vừa.... Những lần tôi bệnh đến mức phải nhập viện thì cũng chỉ có Mẹ bên cạnh tôi, ánh mắt Mẹ buồn...thế mà tôi lại nhõng nhẽo thêm để Mẹ phải mệt vì tôi....​​Thấm thoát tuổi thơ cũng trải qua, tôi thành 1 cô thiếu nữ tuổi 16 trăng tròn.... lại như 1 con chim bước vào lồng.... Bước vào cấp 3.... Mẹ đi may cho tôi những bộ áo dài lộng lẫy nhất, Mẹ chăm chỉ tôi từng tý.... Vốn từ nhỏ đến lớn tôi chỉ lòng vòng cái xóm bé nhỏ, tôi ít khi đi đâu chơi nên khi vào học Phan Ngọc Hiển tôi chẳng biết trường nằm ở đâu...Thế là nhập học, Mẹ phải thuê người đưa tôi đi học và rước tôi về... nhiều khi tan học không thấy người ta đến.. .thì... tôi lại đứng khóc như 1 đứa trẻ con... trong khi đó tôi đã 16t đời....Có lẽ tôi đã quen trong vòng tay mẹ hiền....​​Mẹ cho tôi học nhiều thứ, vừa học phổ thông, vừa học anh văn, học đàn, học thêm toán, lý..... và cả vi tính.... Việc học nhiều áp lực nên tôi thường hay ngất đi khi đang trong giờ học... Sức khỏe yếu và thêm 1 chuyện riêng của tôi và năm đó tôi đã nghĩ học... Vì 1 chuyện riêng mà tôi rất giận mẹ, giận ko nói chuyện với mẹ cả tháng.... Tôi biết yêu rồi đấy, tôi yêu 1 người lớn hơn tôi 12t, Mẹ biết và đã nói rất nhiều và cấm không cho tôi qua lại với anh ta.. .tôi lại giận Mẹ.... thế nhưng... Mẹ nói đúng thế... Được 2 tháng thì người ta đi cưới người khác. Lúc đó tôi lại nép vào Mẹ, Mẹ ơi con xin lỗi, con sai rồi....​​Lầm lỡ lại tiếp nối lỡ lầm, tôi yêu người thứ 2... Anh ta hơn tôi 6t.... Ban đầu Mẹ cũng thích anh ấy nhưng sau này thì không nữa vì Mẹ cho rằng tính anh ta rất ích kĩ, đàn ông ích kĩ thì không thể sống được... Tôi cãi lời Mẹ đó, tôi bỏ mẹ về nhà người ta sống.... lâu lâu tôi và anh ta cũng về nhà thăm Cha Mẹ.... Tôi biết Mẹ giận lắm nhưng Mẹ vẫn tỏ thái độ tốt vs anh ta, và tôi biết Mẹ làm vậy cũng chỉ vì muốn anh ta sẽ không tệ bạc vs tôi...​​Có lần vì anh ta tôi cãi 1 trận vs Mẹ, Mẹ ngồi và khóc.... tôi đau lắm nhưng vs bản tính bướng bỉnh của tôi, tôi ko thể lại ôm mẹ và nói tiếng xin lỗi...."Ngày xưa nó là đứa con khó nuôi nhất, mang thai nó đến khi đau bụng sinh, vào nhà thương mà đau bụng suốt nữa tháng mà nó chưa chịu chui ra.... Đến khi sinh nó xong thì nó khóc tối ngày sáng đêm, đêm Ba nó ngủ, nó khóc phải ẫm nó ra bờ sông dỗ....bây giờ nó lớn rồi vậy đó ..."Mẹ.. .con khóc trong lòng khi nghe Mẹ nói đó Mẹ, thế nhưng bản tính ko chịu khuất phục con vẫn ko thể nói tiếng xin lỗi mẹ... con ngỗ nghịch quá Mẹ ạ..!​​Thế rồi bây giờ khi chia tay người ta, và thế rồi tôi lại trở về bên Mẹ.... Mẹ vẫn lo lắng cho tôi như ngày nào, mặc dù nhiều chuyện tôi ko thích ở Mẹ, nhưng Mẹ, dù Mẹ ra sao và thế nào, Mẹ vẫn là Mẹ của con...CON YÊU MẸ....​​HÃY THA THỨ CHO CON NHỮNG THÁNG NGÀY LẦM LỠ, NHỮNG LẦN TRÁCH MÓC MẸ, HỜN GIẬN MẸ MÀ KO SUY NGHĨ ĐẾN CẢM NHẬN CỦA MẸ....CON XIN LỖI....​​Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ.Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha.Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn.Mang cả tấm thân Cha che chở đời con.Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc.Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ?
19
15 tháng 5 2016

hay quá

 

15 tháng 5 2016

 cko mk hỏi bài này pn sưu tầm hay pn tự lm z?

Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ...
Đọc tiếp


Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 33, Nxb Giáo dục)
a (0.5 điểm): Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b (1 điểm): Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tại sao người anh lại cho rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” ?
c (2.5 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện và bài học trong cuộc sống rút ra từ câu chuyện đó. (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu)
Bài 2 (6 điểm) 
Đề 1: Việt Nam là xứ sở của những dòng sông. Em hãy tả lại một dòng sông đẹp của quê hương đất nước.

Các bn giúp mk nha!!!!

2
22 tháng 3 2020

a) Trích từ tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", tác giả Tạ Duy Anh

b) Vì người anh trai đã ích kỉ, đối xử không tốt với em gái mình kể từ khi em gái phát hiện ra tài năng của mình

22 tháng 3 2020

B1

a. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

b.  Người anh nói vậy vì thường ngày mik quát mắng em gái , ghen tị với tài năng của em. nhưng trong cuộc thi vẽ tranh em lại vẽ mik vì thế người anh rất hối hận.

c. Người anh luôn mặc cảm bản thân, ghen ghét đố kị với tài năng của em.

 Nhân vật người anh trong câu truyện này rất kiêu căng hay ghen tị với mọi người đặc biệt là đối với em gái mik. Vì không thể tìm ở mik một năng khiếu nào. Trong khi đó , đứa em gái của mik lại có một năng khiếu đặc biệt. Qua câu chuyện này em nghĩ chũng ta không nên ghen ghét đố kị với bất của ai. Đó là một đức tính xấu , vì thế em khuyên mọi người rằng nếu còn kiêu căng như vậy hãy tự mik xóa bỏ. Nếu không mọi người sẽ phải hối hận.

B2

Đất nước Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều các con sông nổi tiếng như sông Hồng, sông Mã, sông Tiền…nhưng nếu nói đến dòng sông mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thì phải kể đến sông Hương.

Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các tỉnh thuộc Thừa Thiên - Huế mang theo hương thơm của những cánh rừng già cùng những thảo nguyên rộng lớn. Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi bốn màu trong năm, mùa nào sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.

Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.

Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.

Đông đến, bầu trời mang một màu xám nhạt, trên mặt sông thấp thoáng những làn khói nhẹ nhàng bay lượn. Sông Hương khoác lên mình bộ áo màu tro cổ kính, hòa mình vào làn mưa bụi, lắng nghe những âm thanh chuyển mình của vạn vật chuẩn bị hồi sinh. Xuân về, sông Hương thay chiếc áo màu tro xám cũ, thay vào đó là chiếc áo màu hồng đào dịu dàng, thơ mộng. Trong không khí đón xuân tươi vui, hạnh phúc, sông Hương dường như cũng trở thành một cô thiếu nữ e thẹn.

Hè đến, sông Hương lại điệu đà khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh xinh đẹp, lơ đãng ngắm nhìn những cây hoa phượng cùng bằng lăng nở tím cả một vùng trời. Cảnh vật hai bên bờ lúc này mới thơ mộng làm sao! Những cây hoa bằng lăng nở tím thẫm xung quanh sông, thỉnh thoảng lại thả rơi những cánh hoa như những chú bướm xuống làm mặt sông lăn tăn gợn sóng. Ánh nắng mặt trời vàng óng chiếu xuống dòng sông thơ mộng làm nó lấp lánh như được dát vàng. Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.

Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nongtằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõmxuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoaở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dầu ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu.Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm...
Đọc tiếp

Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong
tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm
xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa
ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dầu ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu.
Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang
lem lém. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc
chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi
kiếm một búi khác.
a. Tìm tất cả các động từ trong đoạn trích trên.
b. Chỉ ra những động từ chỉ hành động và những động từ chỉ trạng thái trong các
động từ đã tìm được ?
c. Vẽ mô hình các động từ trên.
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và gọi tên các câu trong đoạn trích trên ?

1
9 tháng 6 2021

Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dầu ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu. Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

Đậm : ĐT

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0