K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

 Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

 Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

 Đêm nay ngủ ngoài rừng

 Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thăm Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy -

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

29 tháng 2 2016

.

Thảo luận 1

Exclamation[Văn 6] Cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Cô giáo bắt viết cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ đêm nay Bác ko ngủ

* Chú ý tiêu đề

 

Thảo luận 2

công nhân cũng khó thật,đề học sinh giỏi hay sao mà khó vậy

Thảo luận 3

Cái này mình học rồi nè: Đây là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. Đối với chúng ta đây là chuyện khác thường. Nhưng với Bác lại là một "lẽ thường tình". Vì Bác chính là Hồ Chí Minh. Và Hồ chí Minh là một người sống quên mình vì mọi người

Thảo luận 4

Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội.Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội.

Thảo luận 5

Bác Hồ là người yêu nước, yêu đồng bào và lo cho đồng bào như con ruột.
Bác bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn lo cho từng ngừoi trong chiền khu, Bác là ngừoi thật vĩ đại.

Thay đổi nội dung bởi: thiensubinhminh123, 24-06-2011 lúc 20:32. Lý do: sửa bài có dấu.

Thảo luận 6

Mấy cái này là gọi ý của cô giáo mình nè : 
_Tu thế trầm ngâm suy nghĩ, lặng yên chua đụng bao suy tu, trăn trỏ.
-Gọi vẻ đẹp của 1 nhà hiền triết phuong Đông đang suy tính đuòng đi nuóc buóc cho dân tộc nhu đang trải lòng mình thuong nhung doan dân công đêm nay ngủ ngoài rùng.
-Nét cao đẹp nhất là Ng chính là tình thuong yêu không chỉ đon giản vs lòi nói mà gắn liền vs hành động. Tình thuong tù nhũng anh dân công và cho toi toàn dân tộc, đó là tình yêu moi vĩ đại. 
(còn mấy câu hay hay nua co nhung mà mình hok chép kịp)

Thảo luận 7

Mình nghỉ là Bác không ngủ củng chỉ là một lẽ thường tìnhthooi.nếu ccoo giáo có hỏi thì bạn hãy trả lời:Vì Bác là Hồ Chí Minh

Thảo luận 8

Bài làm
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính
yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã
gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại trong em niềm kính
yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho
việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ
huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…
trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong
khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.
Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con
thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi
dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương
từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người”
trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.
Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình
thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của
Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng
lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy
Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho
mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”,
“im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta
có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ
đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải
ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức
suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu.
Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên
tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài
trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ
đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha
mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được
tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo
toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ đã đạt tới đỉnh cao.
Tình cảm ấy cũng được đáp lại, tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.
Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là một
bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người
chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng
chừng như chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng
thực, một sự kiện có thực trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm rung
động trái tim muôn triệu con người. Tấm gương đạo đức của Bác soi sáng
cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

Thảo luận 9

Bác là một người cao cả vĩ đại đây là một đêm trong muôn ngàn đêm người không ngủ được vì bác là hồ chí minh

Thảo luận 10

Cô giáo bắt viết cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ

Xin lỗi bạn nhé viết mỗi tay

4 tháng 3 2023

cho mk xin lỗi vì câu hỏi bị lỗi "kĩ thuật" nhé.các bạn bấm vào đọc tiếp là ổn ngay

4 tháng 3 2023

hc trò của HCM là :Đại tướng Võ Nguyên Giáp,GS. VS. Trần Đại Nghĩa ,Trường Chinh,Nguyễn Chí Thanh,Đồng chí Hoàng Đình Giong,đồng chí Phạm Hùng,Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng,Đồng chí Trần Phú ,Lê Duẩn ,Đồng chí Đỗ Mười ,đồng chí Nguyễn Văn Trân 

tick tick tick

12 tháng 5 2016

Cái "lẽ thường tình" mà nhà thơ nói đến chính vì "Bác là Hồ Chí Minh", là lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch "rừng lắm dốc lắm ụ", Bác đã xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. Đêm đông, mưa làm thâm lạnh lùng, dưới "mái lều tranh xơxác",Bác đốt lửa cho chiến sĩ nằm ngủ, Bác nhẹ nhàng đi "dém chăn" cho từng chiến sĩ một... Bác "trầm ngâm" nhìn ngọn lửa. Bác không ngủ được vì "Bác thương đoàn dân công - Đêm nay ngủ ngoài rừng - Rải lá cây làm chiếu - Manh áo phủ làm chăn...".

“Cái lẽ thường tình” ấy vì "Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"(Tố Hữu). Cái "lẽthường tình"ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân (lòng ưu ái) của lãnh tụ:

"Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng".

(“Đi thuyền trên sông Đáy”)

Khổ cuối được xem như một câu bình luận trữ tình. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái "lẽ thường tình", tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức, nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời "79 mùa xuân" cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và đã "ôm cả non sông, mọi kiếp người" (Tố Hữu).

 
12 tháng 5 2016

bài của bn hay ùi, nhưng mà hơi dài, bn có thể giúp mk ko

26 tháng 6 2016

Cây tre từ lâu đã là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự cần cù chịu khó trong lao động và sự kiên cường bất khuất trong khó khăn gian khổ. Cây tre là hình ảnh của con người Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là phẩm chất con người Việt Nam yêu nước, chí khí của tre là chí khí cách mạng của dân tộc, tâm hồn của tre là tâm hồn của triệu triệu đồng bào… Hình tượng cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới thật đẹp, thật đáng tự hào.

Nhà văn đã giới thiệu cây tre như là hiện thân của người dân Việt. Tác giả đã so sánh cây tre với muôn ngàn cây lá khác nhau: cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Sự so sánh ấy nhằm ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người. Tre bao bọc xóm làng, tre có mặt khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn. Tre được tác giả nhân hóa trở nên gần gũi, yêu thương với con người.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ về họ nhà tre. Cây tre có nhiều loại nhưng chúng có chung một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. 

Tre gắn bó với làng, bản, xóm, thôn. Tre gắn bó với mái chùa cổ kính. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Các hình ảnh “bóng tre”, “dưới bóng tre” đươc điệp lại đã tạo nên một khung cảnh làng quê tươi đẹp, hữu tình. 

Tre giúp ích cho người nông dân trong sản xuất: 

"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm."

Cây tre đã rất gắn bó với người nông dân trong mọi công việc, cối xay tre đã giúp người nông dân xay thóc. Tre đã từng một nắng hai sương với dân cày, tre chia ngọt sẻ bùi với người lao động. tre gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của con người theo dòng thời gian: 

"Lạc này gói bánh chưng xanh 

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…"

Trong cuộc sống hàng ngày cây tre đã đem lại hạnh phúc cho con người qua chiếc bánh chưng xanh, cho trẻ thơ qua những que chuyền, que sáo, bầu bạn với tuổi già bằng chiếc điếu cày, giúp tuổi tra khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác. 

Cây tre thật có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, là cánh tay phải của người nông dân, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre là đồng chí chiến đấu trong các cuộc kháng chiến trường kì. Gậy tre, chông tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc từ những buổi đầu. Trong kháng chiến chống Pháp, “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”. Tre được nhân hóa mang chí khí của người nông dân ra trận, cùng người chiến sĩ vệ quốc đang xông vào trận địa. Tre chiến đấu như người chiến sĩ của thời đại, tung hoành ngang dọc để giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình, hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh của tre Việt Nam trong kháng chiến thật tráng lệ, oai hùng. 

Trong chiến tranh tre kiên cường bất khuất, trong gian khổ tre cần cù, khi hết giặc ngoại xâm tre duyên dáng giữa làng quê, tre rì rào khúc hát hòa bình. Tre vi vút những bài ca xây dựng, tre hiên ngang đứng trước những cổng chào thắng lợi. 

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. “Tre già măng mọc”, búp măng non còn mãi trên phù hiệu ở ngực áo thiếu nhi Việt Nam. Tre nứa vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi mãi với bao thế hệ: “chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình”. Bóng mát của tre xanh vẫn trường tồn cùng đất nước. Tiếng sáo diều tre vẫn vi vút giữa đồng quê. Các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời. 

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao qúy: Cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng lao động và chiến đấu, cùng xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây tre Việt Nam là hình ảnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người thật đáng trân trọng.

Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt, nó đã được đi vào thơ ca của nhiều nhà văn nhà thơ. Mỗi nhà văn nhà thơ có cách nói khác nhau về cây tre Việt Nam, nhưng chúng đều giống nhau về phẩm chất cao quý. Nhà văn Thép Mới đã cho chúng ta hiểu rõ về loài tre và chúng ta thêm yêu quý và tự hào về loài cây đó.

26 tháng 6 2016

uỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.

Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

7 tháng 7 2016

ùy là cái gì 

 photo thobua67_zps78dd3da1.gif

27 tháng 10 2021

Câu 1: lời dạy của Bác Hồ về việc học lịch sử : Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Học tốt~

“Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!

Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải toàn thắng”.

         (“Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ”, ngày 30/10/1945)

“... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội.

Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành “đời sống mới”.

Đời sống mới là:

- Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ.

- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.

- Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất) thì ta không chờ ai nhắc nhủ.

- Việc nên tránh (như tự tư tự lợi) thì ta không đợi ai ngăn ngừa”

       (Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, 1 - 1946, Sđd, tập 4, trang 167)

“… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.

      (“Thư gửi các bạn thanh niên”, ngày 12/8/1947)

            “Không có việc gì khó

             Chỉ sợ lòng không bền

             Đào núi và lấp biển

             Quyết chí ắt làm nên”.

 (Bài thơ Bác tặng Đơn vị thanh niên xung phong 312 làm đường tại xã Cẩm Giàng, Bạch Thông, Bắc Kạn, ngày 28/3/1951)

“Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là: Phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỗi cháu và toàn thể các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy”.

         (Thư gửi thanh niên, tháng 4/1951, Hồ Chí Minh toàn tập)

 “Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Ðội TNXP để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Ðội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Ðó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên”.

                             (“Ðội Thanh niên xung phong” đăng trên báo Nhân Dân số 147, 1953)

 “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”

                                                                       (Bài nói chuyện với sinh viên và thanh niên trong Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/11/1955)

 “Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn”

                                                                                                                                                             (“Nhiệm vụ của thanh niên ta”, báo Nhân dân ngày 20/12/1955)

“Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:

- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.

- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.

- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”

                                                                                                                   (Bài nói chuyện tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, ngày 17/3/960)

 “Thanh niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên công – nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”.

                                                                                                        (Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 24/3/1961)

 “Bác rất yêu quý thanh niên:

- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.

- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”.

                                                                                        (Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, ngày 20/12/1961)

 “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”.

                                                                                                                                                            (Bài phát biểu tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc, tháng 9/1962)

 Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt.

Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.

Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".

Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.”

                                                                                            (Bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc, ngày 22/9/1962)

 “Bác muốn dặn thêm các cháu mấy điều:

- Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

 - Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.

- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.

- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.

- Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”.

                                                                                                                                                                                                          (Thư gửi thanh niên Ngày 2/9/1965)

 “Các cháu xứng đáng là những thanh niên ưu tú của nhân dân Việt Nam anh hùng. Và, giặc Mỹ đã thua to ở hai miền nước ta, chúng đang thất bại ngày càng nặng nề hơn ở miền Nam, nhưng chúng vẫn rất ngoan cố chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Vì vậy, Bác nhắc nhở các cháu: Phải nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, cùng quân dân ta quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược; luôn luôn đoàn kết, ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa để ngày càng tiến bộ, đem hết nhiệt tình tài năng của tuổi trẻ cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”.

                                                                       (Thư khen ngợi đơn vị TNXP 333 có nhiều thành tích xuất sắc trên các tuyến đường Khu Bốn ác liệt, ngày 27/1/1969)

  “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.

                                                                                                                                                                                                                                  (Di Chúc của Người)

22 tháng 12 2016

Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.

8 tháng 5 2022

A

8 tháng 5 2022

A