K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

27 tháng 1 2018

Lòng yêu nước là vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người sống trong một quốc gia, một lãnh thổ. Lòng yêu nước xuyên suốt qua thời gian, qua không gian là một tình cảm vĩnh hằng, vĩnh cửu. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử mà lòng yêu nước có những vẻ đẹp riêng. Bốn câu thơ sau đây có lẽ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói hộ chúng ta về lòng yêu nước và trách nhiệm của chúng ta về đất nước:

“Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời”

Đất nước là một phần máu thịt của mỗi người. Vì thế, đương nhiên mỗi người là một phần gắn bó không thể tách rời, không thể thiếu của Đất nước. Mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ, phải biết hi sinh. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, san sẻ hạnh phúc cho nhau; phải biết cống hiến, hi sinh cho đất nước, để làm nên sự trường tồn của đất nước. Bốn câu thơ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, tổ quốc của mình.

Chứng minh biểu hiện của lòng yêu nước và ý nghĩa của lòng yêu nước.

Tình yêu đất nước là thứ của cải quý giá, qua mỗi thời kỳ thì lòng yêu nước được biểu hiện khác nhau:

Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước. Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo… những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp.

Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước. Đến các thầy cô giáo cùng học sinh, các anh chị sinh viên đang miệt mài trên giảng đường trên bục giảng để đến chân trời tri thức, đưa tri thức phục vụ đất nước. Hoặc các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, hi sinh bản thân mình để truy quét tội phạm bảo vệ bình yên cho nhân dân… đó cũng là yêu nước.

Trong văn học, ta thấy một anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa đã một mình lên đỉnh Yên Sơn làm công tác đo gió đo nắng để kịp thời báo về trung tâm khí tượng nhằm dự báo thời tiết chính xác đặng phục vụ sản xuất. Là đoàn người hành hương lên Tây Bắc xây dựng vùng kinh tế mới sau chiến tranh “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/ Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên). Ý thức dựng xây ấy cũng là biểu hiện cao đẹp của lòng yêu nước.

Đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Con người phải có tinh thần cống hiến, hi sinh, có tinh thần trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương xứ sở.Đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. đó là lời thơ dung dị về tình yêu đất nước trong mỗi con người. Đất Nước là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi ta được đến trường, được yêu thương và được làm người. Vì vậy, tình yêu đất nước là tình cảm thường trực trong mỗi con người chúng ta. Tôi còn nhớ đến một câu nói nổi tiếng của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn phải hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Đó là câu hỏi đặt ra với tất cả mọi người chúng ta. Vậy bạn đã làm gì cho tổ quốc ? Thời chiến tranh, mỗi con người của dân tộc Việt là một cây chông, cả dân tộc là một hầm chông. Chúng ta đã đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã, chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh để giữ từng mảnh đất yêu thương. Ngày nay, đất nước không còn chiến tranh, chúng ta phải dốc lòng ra học tập và lao động, lấy tri thức là sức mạnh để xây dựng cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn. Lòng yêu nước suy cho cùng là một cuộc hóa thân.

Bài học nhận thức và hành động: Đất nước – dân tộc là thiêng liêng là sự hòa kết giữa nhiều tế bào sống. Vì vậy, sự tồn tại của cá nhân chỉ có ý nghĩa khi hòa nhập vào cộng đồng. Có như vậy mới đem lại sự thành công trong sự nghiệp chung. Mỗi cá nhân hãy là một mắt xích quan trọng trong sợi dây đoàn kết, hữu ái. Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, thế hệ thanh niên đóng vai trò quyết định làm nên một đất nước giàu mạnh. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là ra sức học tập và không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm để sẵn sáng làm con người có ích cho xã hội và sẵn sàng xả thân vì tổ quốc trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử.

Bên cạnh đó chúng ta cần phải phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình, vì cái lợi của cá nhân mà bất chấp tất cả, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới cộng đồng. Trong chiến tranh nhiều kẻ đã phản bội tổ quốc làm tay sai cho giặc, bán đứng đồng đội, bạn bè. Trong thời bình, nhiều kẻ còn mang ảo tưởng lật đổ chính quyền hoặc làm nội gián cho ngoại bang. Sự thật ấy thật chua xót biết dường nào.

Lòng yêu nước là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, mỗi con người chúng ta cần nhận thức được tình cảm cao đẹp ấy để sống cho ra cuộc sống con người. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng học tập và ra sức lao động, đem tài năng và nhân phẩm của mình cùng muôn triệu con người dựng xây đất nước giàu mạnh, sánh vai cường quốc năm châu như lời dạy của Bác. Xin được lấy bốn câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên thay cho lời kết:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông

K NHA

5 tháng 2 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

11 tháng 3 2022

viết để tham khảo hay để chép?

11 tháng 3 2022

chép đc k bạn

 

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Thanh niên hiện nay được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, họ thể hiện lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu và đoàn kết với nhau. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

26 tháng 1 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

27 tháng 1 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Nghị luận về lòng yêu nước -Văn lớp 9

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

K NHA MẤY BN,NẾU CÁC BN THẤY HAY

3 tháng 7 2018

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.

1.   Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê:

Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.

- Khoe làng:

+ Trước cách mạng: Ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng.

+ Sau cách mạng: Ông khoe về một làng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.

-  Nhớ làng: Ở nơi tản cư:

+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.

+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng -> kể để nguôi đi nỗi nhớ làng.

+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)

1.   Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:

- Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.

- Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:

+ Cổ nghẹn đắng.

+ Da mặt tê rân rân.

+ Giọng lạc hẳn đi.

+ Lặng đi như không thở được…

-> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

-  Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

-  Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:

+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.

+ Không dám nói chuyện với vợ.

+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.

+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

-  Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

-  Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:

+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.

+ Không dám nói chuyện với vợ.

+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.

+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

* Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:

- Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.

- Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:

+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” -> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, la gốc gác, không được phép quên -> là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.

+ Ông lựa chọn “…làng theo Tây thì phải thù” -> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơ và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.

3. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:

- Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch -> đây là một mất mát lớn đối với người dân.

- Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:

+ Chạy khắp nới để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.

+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.

+ Định nuôi lợn để ăn mừng.

+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.

-> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhaaph làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trọng danh dự này.

3 tháng 7 2018
cô ơi còn phần bài hok thì lm như thế nào ạ
25 tháng 12 2016

Ôi cái làng Dầu của tôi! Vẫn cái phong vị ngọt ngào của lúa non đồng nội. Vẫn con đường gạch đá xanh rơn. Bầu trời cao thẳm, rộng bao la, vương chút nắng xuống mái đình cổ kính. Tôi đã yêu và yêu biết nhường nào cái mảnh đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Bọn giặc đáng khinh kia đã tàn nơi đây. Làng Dầu không còn như ngày tôi phải rời làng đi tản cư nữa. Nhưng giờ trở lại, lòng tôi vẫn thế, vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi. Trong tôi có cái gì nao nao rất lạ. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự hào. Tôi như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên.

Đó là một ngày nắng. Cũng cách đây mấy năm rồi. Và tôi thì cũng không còn nhớ rõ cho lắm.

Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Tiếng lũ ve thì ngân mãi không thôi, não lòng. Xong việc, tôi có cả một khoảng thời gian mà nằm nghĩ vẩn vơ. Và thế là tôi nhớ về cái làng Dầu của tôi, nhớ ghê gớm.

Tôi ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì ***** chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại:

- Chúng nó nào?

- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù.

Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Vui quá! Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông tố nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng Chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó... Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ...

- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại...

Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:

- Hà, nắng gớm, về nào...

Tôi nói với mình mà như chẳng nói với ai. Tôi tự trấn an mình. Lảng ra một chỗ rồi bước hẳn, không dám quay đầu lại nhìn. Tôi cúi gằm mặt xuống mà đi, như mình vừa làm điều gì đó tội lỗi lắm. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Tay chân như nhũn hẳn ra, không còn sức. Tôi thở dốc. Mấy đứa nhỏ len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Mắt mờ đi, nhạt nhòa. Mấy đứa nhở... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Tôi nắm chặt hai tay, móng đâm vào da thịt, đau nhói. Tôi rít lên như một con thú bị thương, đau đớn đến tột cùng:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian ban nước để nhục nhã thế này.

Tôi bỗng ngừng lại, ngờ ngợ. Tôi nhớ lại từng người. Họ toàn những người có tinh thần cả mà. Họ quyết không chịu đi để ở lại giữ làng, định bụng một phen sống mái với lũ chúng nó. Có đời nào họ chịu nhục nhã mà đi làm cái điều kinh khủng ấy!... Nhưng không! Không có lử thì làm sao có khói? Ai người ta đi đặt điều vu oan cho mà làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa? Cả làng Việt gian! Rồi đây biết sống ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy?... Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi. Mọi thứ rối tung lên, như tơ vò, một mớ bòng bong. Gỡ thế nào cũng không ra được. Thôi thì cắt đi cho nhẹ nợ. Bụng bảo dạ, tôi cố nhét cho sâu cái chuyện đó vào sâu trong bộ não. Nhưng dường như vợ tôi cũng biết chuyện đó rồi. Chiều về, bà ấy uể oải, cái mặt nặng như đeo chì. Mãi khuya, bà ấy mới dám lôi chuyện ấy ra. Vừa nói, hỏa khí trong tôi đã bùng lên. Thế là im bặt, nhẫn nhục.

Đêm xuống yên ắng đến lạ. Đêm đen như mực, như chỉ trực đợi tôi nhắm mắt là sẽ ôm trọn tâm hồn tôi. Tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt lặng hẳn đi, tôi nghe có tiếng léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực tôi đập thình thịch. Nín thở, ruột gan như sôi lên, tôi lắng tai nghe ra bên ngoài...

Từ ngày hôm ấy, tôi chỉ ru rú một góc nhà, đến cả nhà bác Thứ cũng không dám sang. Tủi hổ lắm! Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn người ta nữa?... Ruột gan tôi lúc nào cũng như lửa đốt. Cứ một đám đông túm lại tôi cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa cũng nơm nớp lo sợ, thoáng nghe thấy mấy tiếng Tây, Việt gian... là lại chột dạ. Lủi thủi trong nhà, nin thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Các cụ đã nói "Ghét của nào trời chao của ấy". Đúng như nhũng gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống! Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi... Hay là quay về làng?...

Nước mắt tôi cứ giàn ra. Mặn chát. Về làng ư? Không... Không... Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng đồng nghĩa với việc chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được! Làng thì yêu. Yêu thật! Nhưng làng theo Tây mất rồi. Làng đã phản bội lại ta thì phải thù.

Tôi bế thằng út, xoa đầu nó, hỏi khẽ:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu ?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng mình không?

Thằng bé cúi mặt, vân vê gấu áo như suy nghĩ cái gì đó. Nó nép đầu vào ngục tôi, khẽ trả lời:

- Có.

Tiếng nó khẽ khàng. Như tiếng lòng của chính bản thân tôi. Sao tôi vẫn cứ yêu cái làng ấy đến thế ? Tôi lại hỏi:

- Thế con ủng hộ ai?

- Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Mắt thằng bé mở to hết cỡ. Đôi mắt long lanh ấy ánh lên một niềm vui bất tận. Thằng bé trả lời dứt khoát. Nước mắt tôi lại trào ra, ấm áp.

- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.

Tôi thủ thỉ với thằng bé. Tôi khắc sâu vào lòng thằng bé mà cũng như tự nhủ với lòng mình, tự minh oan cho chính mình. Cái lòng bố con tôi như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

Cứ như vậy cho đến ngày hôm ấy. Tôi nhận được tin cải chính. Như trút được gánh nặng trong lòng, tôi mua quà cho lũ trẻ. Rồi lật đật đi khoe với hàng xóm láng giềng. Phải! Phải! Phải cho mọi người cùng biết cái tin ấy chứ. Tay chân tôi cứ múa hết cả lên. Đi đến đâu tôi cũng hô thật to:

- Tây nó đốt làng tôi rồi. Nhà tôi bây giờ chỉ còn lại một đống tro đên sì. Ông chủ tịch làng tôi vừa lên cải chính,,, cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo giặc ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

Cái nhà cháy ấy là minh chứng cho việc làng tôi không theo giặc. Tôi hô hào như để trút bỏ những phiền muộn vừa qua. Đã thật! Ai cũng mừng, cũng vui cho tôi...

Tiếng mấy đứa con léo réo. Thằng út kéo tay tôi gọi lớn, kéo tôi ra khỏi hồi tưởng. Tôi nhìn quanh. Mắt ngân ngấn lệ. Tôi nhấc bổng thằng nhỏ, hôn nó cái chụt. Nó cười khúc khích, tiếng cười như tan vào gió, như mang niềm hạnh phúc của tôi bao trùm lên cả làng Dầu. Tôi gói ghém những hồi ức đó, nhét vào một nơi thật sâu rồi vững bước, thẳng về phía trước, thẳng về cái làng của tôi. Còn hồi ức kia, nó chỉ làm cho tình yêu làng của tôi thêm nồng đượm mà thôi... Tôi tin rằng, tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi chốn này.

30 tháng 8 2016

Tình yêu làng:

  • Ông Hai luôn tự hào về làng, thường khoe làng.
  • Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức về làng, mong trở về làng.

Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:

  • Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Bàng hoàng, sững sờ rồi nghi ngờ, cố chưa tin nên tìm cách hỏi gặng. Khi được xác nhận ông buộc phải tin và sống trong trong tâm trạng đau khổ, hoang mang, nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã.
  • Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu: Bị đẩy vào bước đường cùng, ông vô cùng bế tắc và quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha.
  • Tình yêu làng vẫn âm ỉ, dai dẳng khiến ông rơi vào một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Ông tâm sự với con cho vơi bớt nỗi đau.
  • Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc: Gánh nặng tâm lý được trút bỏ, ông vui sướng, tự hào về làng.

Nghệ thuật thể hiện: Phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc; tạo được tình huống giàu kịch tính.

* Nhận xét về tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tấm lòng gắn bó tha thiết, am hiểu, trân trọng, tin tưởng vào tình yêu làng, yêu nước và tinh thần giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến của người nông dân.

21 tháng 2 2017

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.

Phải di tản cư do làng bị địch chiếm đóng nhưng ông lại không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng mìríh. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Tình yêu ấy được Kim Lân cảm nhận một cách sâu sắc và thể hiện hết sức giản dị. chân thành.

Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả nhửng gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông.

Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.

Yêu làng, ông Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình vêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Ông say sưa kể về làng của mình mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mắt biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng liêng của ông Hai dành cho mảnh đất quê mình. Tình yêu ấy luôn ấm nóng trong trái tim ông và càng trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa lạ. chính tình yêu làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.

Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình yêu làng của ông Hai mới chỉ là “tâm lí làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn bó với luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình; yêu nơi “chôn rau cắt rốn” bằng một tình yêu bản năng, máu thịt. Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. ở người nông dân ấy, tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”'.

Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như không thể thở đượ”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hồi nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ ràng. Cuốì cùng, ông cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói của lòng căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lòng ông Hai. Trong ông đang có cuộc giằng co dữ dội: Ông yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của ông phải thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thi yêu thật, nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.

Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em đồng chí và là lời tự nhủ của chính ông trong những lúc căng thẳng, thử thách. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”. Những lời bộc lộ chân tình ấy là biểu hiện của tấm lòng trung thành tuyệt đốì với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ; cũng là thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của ông Hai. Tình cảm của một người nông dân nghèo đối với đất nước và kháng chiến thật sâu nặng và thiêng liêng: “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến Không còn nỗi tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh phúc.

Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.



30 tháng 5 2022

tham khảo

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.