K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.

2. Thân bài

  • Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.
  • Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em.

3. Kết bài

  • Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.
12 tháng 3 2020

quê hương em như lol

12 tháng 3 2020

                                                                       Bài làm

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra ,lớn lên , trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về .Nơi đó chính là quê hương .Em cungx có một nơi luôn ở trong trái tim ,là mảnh đất này, có ba mẹ,có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất .Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa ,đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê thì có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn .Con người ở vùng quê đó cũng vậy ,có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có đồng lúa bao la chạy dài bát ngát mà em chưa đi hết được . Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ .Vào mùa lúa chin màu vàng ươm của lúa khiến cho em cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận .Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài .Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi ,ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

1 tháng 3 2020

Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp tiêu biểu của một vùng đất bởi vậy những đại danh đó trở thành niềm tự hào của mỗi người con trên mảnh đất họ được sinh ra. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, vườn Bách Thảo,… Và đó là người Hà Hội thì ai ai cũng tự hào về chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Sự ra đời của ngôi chùa này gắn với những giai thoại lịch sử vô cùng lí thú. Được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên toà sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm, hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.

Chùa hoàn toàn được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là l,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói mà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Với những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Chùa hiện nay năm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân.

Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hoá Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng.

Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.

Tả vẻ đẹp của một di tích hoặc danh lam thắng cảnh - Bài tham khảo 2

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thương gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.

Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.

Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm. Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.

Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hổ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.

Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp. Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất

1 tháng 3 2020

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy  

16 tháng 9 2021

Với em, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lúa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh,... nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc…

Đêm trăng biển đẹp lắm. Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát. Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo. Gió êm biển lặng như một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao. Phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh, là đảo Hòn Dấu lập lòe ngọn hải đăng, là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn. Từ một làng, chài em say mê ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá. Một tiếng chim từ trời cao vọng đến... Con chim lạc đàn hốt hoảng kêu lên trong màn sương đêm. Càng về khuya, biển càng ru êm đềm, biển ca hát.

 Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà

16 tháng 9 2021

đề bài :Em hãy tả 1  đoạn văn từ  4  đến 8  câu tả về một mùa mà em thích trong năm

Mùa đông là mùa cuối cùng của một năm. Khi mùa đông về, cây cối khắp nơi đều trở nên khẳng khiu, xơ xác. Bầu trời xám xịt không một gợn mây xanh. Ông mặt trời cũng lười biếng không chịu tỏa nắng xuống trần gian. Từng cơn gió lạnh buốt thổi khiến những người đi ngoài đường phải rùng mình. Đôi khi, những cơn mưa ghé qua làm tăng thêm cái lạnh lẽo. Thời gian cũng trôi đi nhanh hơn. Nhưng khi mùa đông đến cũng là lúc một năm sắp kết thúc. Một năm mới sắp đến, Tết sắp về. Vậy nên, em rất thích mùa đông.

28 tháng 1 2022

Chiều về, thành phố quê em trở nên nhộn nhịp. Ông mặt trời nhuộm đang đang lặn dần. Thỉnh thoảng, những cơn gió thổi đến xoa dịu cái nóng cho con người. Ngoài đường, xe cộ bắt đầu nhiều hơn. Tiếng còi xe bấm inh ỏi. Mọi người đều mong trở về nhà thật nhanh để tránh khỏi cái nóng. Hai bên đường, các hàng quán đã chuẩn bị lên đèn. Những quán ăn đều rất đông đúc. Em yêu biết bao quê hương của mình.
ht

28 tháng 1 2022

Mỗi lần nghe người ta nhắc về hai từ thủ đô Hà Nội, lòng em lại thấy xao xuyến lạ. Bởi đây là thành phố mà em yêu nhất. Ban ngày, Hà Nội tấp nập lắm. Những dòng xe nối tiếp nhau trên đường như con sông đang chảy dài vô tận. Những hàng cây hoa sữa, xà cừ, bằng lăng… xanh mát, lặng yên canh giữ đường phố. Tối đến, Hà Nội chìm ngập trong ánh sáng lấp láp của đèn đêm. Người dân Hà Nội thanh lịch, thân thiện. Quê hương Hà Nội của em đẹp biết nhường nào!

11 tháng 11 2021
Để làm gì thế em trai
11 tháng 11 2021

không làm

28 tháng 3 2021

Sau những ngày học tập vất vả, mùa hè năm ngoái, bố đã đưa em đi xem bóng đá tại sân vận động Mỹ Đình. Đó là trận đấu tranh cup vô địch giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trong giải bóng AF Cup.

Sân vận động buổi tối hôm đó thật hoành tráng bởi sự bảo vệ chặt chẽ, bởi hệ thống đèn và tràn ngập băng rôn, khẩu hiệu. Người người trong phút chốc đã đổ về chật kín. Giờ thi đấu bắt đầu, cả sân như nóng lên, nổ tung bởi sự cổ vũ , bởi sự reo hò của khán giả 2 đội. Vận động viên đã sẵn sàng thi đấu với quyết tâm cao độ. Đội tuyển Việt Nam nổi bật trong trang phục màu đỏ, Thái Lan mang áo màu trắng. Cầu thủ trên sân như những dũng sĩ thi đấu thật hăng say, cuồng nhiệt. Trái bóng lăn như bay, chuyền hết chân người này sang chân người nọ mà hết hiệp 1 vẫn chưa có bàn thắng được ghi. Khán giả bao lần đứng ngồi không yên vì những cú sút nguy hiểm. Khán giả quá đông nên đã áp đảo tiếng hò từ phía Thái Lan. Những phát giây cuối cùng của trận đấu độ tuyển Việt Nam đã vươn lên ghi bàn nâng tỷ số là 1-0. Kết thúc trận đấu đội chủ nhà đã mang về chiến thắng trong niềm vui và tự hào cho dân tộc. Trận đấu quyết liệt đã để lại cho em và bao khán giả khác sự ngưỡng mộ và khâm phục tinh thần của các cầu thủ Việt Nam.

Trận đấu thật ấn tượng, thật vui. Em hi vọng và chúc cho đội tuyển Việt Nam mãi giữ được thành công ở các giải bóng khác.

28 tháng 3 2021

cái này là anh viết lâu rồi nên lấy ra đấy

Tháng một vừa qua, em đã được theo dõi một trận thi đấu thể thao rất hay, rất quyết liệt trên truyền hình. Đó là trận đấu bán kết giải bóng đá châu Á giữa Việt Nam và Qatar tại Trung Quốc. Sân bóng là một hình chữ nhật rộng lớn được vạch những dòng trắng ngang dọc. Dưới thảm cỏ xanh mướt, các cầu thủ áo trắng Việt Nam, áo đỏ Qatar dần tiến vào sân. Khi nhạc quốc ca mỗi nước vang lên, mười một cầu thủ của các đội tuyển đặt tay lên trái tim hát vang. Trọng tài tít còi và phất cờ báo hiệu trận đấu bắt đầu. Đội trưởng Lương Xuân Trường đặt trái bóng ở chính giữa sân, đá chuyền đi cho đồng đội. Các cầu thủ vạm vỡ chạy thật nhanh để giành bóng. Bóng được chuyền qua chân người này tới chân người khác. Bóng tới gần khung thành thủ môn, khán giả hò reo ầm ĩ để cổ vũ. U23 Qatar có quả đá phạt nên ghi bàn trước. Ngay sau đó, cầu thủ số 19 Nguyễn Quang Hải ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng. Các cầu thủ Qatar lại ghi bàn bằng cú đánh đầu đẹp mắt nâng tỉ số lên 2-1. Họ chạy khắp sân để ăn mừng. Nhưng bất ngờ, chỉ sau hai phút, chân sút Quang Hải lại ghi bàn lần nữa. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa nên hai đội bước vào hiệp phụ. Hai hiệp phụ khốc liệt diễn ra vẫn không định phân thắng bại. Hai đội tuyển bước vào loạt đá luân lưu căng thẳng. Qatar mở tỉ số. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nhanh chóng cản phá được hai cú sút của đội bạn. Phút giây cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước trái bóng tròn để thực hiện lượt sút cuối, khán giả nín thở hồi hộp. Chỉ một giây sau đó, lưới của đội bạn đã rung lên. Mọi người vỡ òa trong chiến thắng. Niềm vui, niềm bất ngờ trong trận đấu hôm đó giờ em vẫn không thể quên.

18 tháng 5 2020

In my hometown, there is traditional festival that is Hoi An. Hoi An is a long - standing traditional in my hometown in Hoi An where is see many delicious food items such as peanuts and other peanuts. I verry that festival.

                                                                              STUDY WELL. ~ THE END ~

18 tháng 5 2020

You are stupid

9 tháng 12 2021

1. Mở bài:

  • Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp sách:

  • Chiếc cặp có quai đeo
  • Làm bằng vải da
  • Hình khối hộp chữ nhật
  • Màu xanh tươi và xanh thẫm

- Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

  • Màu xanh tươi có hình trang trí.
  • Đường viền cặp màu vàng.
  • Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

  • Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
  • Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

  • Quai da den để xách.
  • Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

  • Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
  • Công dụng của từng ngăn,...

3. Kết bài:

  • Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

- Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

- Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

- Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

- Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
9 tháng 12 2021

MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra

TB: khái quát sự việc

tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng

cảm xúc của em

TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em

23 tháng 3 2020

“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi

Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi

Đàn em thơ khoe áo mới

Chạy tung tăng vui pháo hoa.”

Khắp nơi nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã rộn ràng vang khúc nhạc đón xuân. Người dân thủ đô năm nay tưng bừng tham gia lễ hội đua thuyền rồng ở Hồ Tây rộng lớn.

Hội đua thuyền diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là hoạt động bổ ích được tổ chức tạo không khi vui tươi, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ngay từ sáng sớm, hai mươi bảy đội đua từ các quận huyện của thủ đô đã có mặt để chuẩn bị bước vào cuộc đua. Dường như đêm qua trời mưa phùn nên sáng nay mây mù giăng kín vạn vật. Cách nhau chừng đôi ba chục mét là mọi người đã không thể nhìn thấy nhau, chỉ thấy một màn sương mờ mờ ảo ảo. Nhưng màn sương ấy chẳng cản bước được các đội đua. Một lúc sau, người xem kéo đến càng lúc càng đông. Sương cũng tan dần, bầu trời cũng sáng hơn. Phần lễ bắt đầu bằng những tiết mục ca múa hát chào xuân tưng bừng, rộn rã. Ban tổ chức lần lượt giới thiệu lễ hội và đánh tiếng trống mừng năm mới.

Hồi trống vang lừng kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mỗi đội khoảng hai chục người mặc đồng phục theo màu sắc bước lên thuyền. Chiếc thuyền được sơn các màu sắc đan xen sặc sỡ, mũi thuyền là đầu rồng và đuôi rồng. Khi tiếng trống vang lên để báo hiệu trận đua bắt đầu, các đội bắt đầu chèo thuyền. Chiếc cờ bảy sắc ở đuôi rồng bắt đầu bay phấp phới. Nhìn từ xa, các chiếc thuyền chẳng khác nào những chú rồng đang đua nhau bay lượn. Các đội đưa mái chèo quẫy làn nước. Mặt nước Hồ Tây tóe nước trắng xóa. Lúc này, ông mặt trời chẳng rõ thức dậy từ bao giờ, vén màn sương trắng ban nãy khỏi thế gian. Nắng xuống, bầu không khí hội đua càng thêm tưng bừng. Ven bờ, người dân và du khách hò reo cổ vũ không ngừng. Trên mặt sông lúc bấy giờ có hai đội đang dẫn đầu: đội xanh Đan Phượng và đội đỏ Tây Hồ. Nhanh như chớp, đội đỏ đã bơi sải tới gần đích. Chừng một phút sau, con rồng đỏ vàng đã chạm dải băng-rôn giữa lòng hồ. Ban giam khảo tít còi và hô lớn vào loa phát thanh tên đội về nhất. Các chú rồng khác cũng lần lượt đua nhau bay về gần bờ. Ai nấy đều mừng vui, phấn khởi.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một lễ hội nhộn nhịp và vui tươi như vậy. Một mùa xuân nữa lại sắp về, tôi tin chắc ai ai cũng đang nô nức chờ lễ hội đua thuyền rồng năm nay.

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.

Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.

Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.

Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!

Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.