K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

đánh có dấu đi

11 tháng 12 2017

- Càng đường đồng mức càng xa nhau thì địa hình càng thoải

- Càng đường đồng cức càng gần nhau thì địa hình càng dốc

=> Hai câu trên đúng

11 tháng 12 2017

Để thể hiện vị trí của các nhà máy trên bản đồ người ta thường dùng kí hiệu điểm

=> Đúng

Để thể hiện các sân bay hay cảng biển trên bản đồ ngươid ta thường dùng kí hiệu đường

=> Sai

Để thể hiện ranh giới các tỉnh trên bản đồ người ta thường dùng kí hiệu diện tích

=> Sai

19 tháng 4 2019
Nhiệt độ trên trái đất được hình thành là do hấp thụ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời khi chiếu đến trái đất phần lớn bị phản xạ lại vũ trụ. Một phần được giữ lại ở tấng khí quyển của trái đất. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời vào khoảng 150 triệu kilomet. Mặt khác chiều cao từ đỉnh núi so với mực nước biển tầm vào khoảng vài kilomet, một con số vô cùng nhỏ bé với 150 triệu km nên sự chênh lệch về cường độ ánh sáng hầu như không đáng kể.

Tại sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm?

Nhiệt độ trên trái đất được hình thành là do hấp thụ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời khi chiếu đến trái đất phần lớn bị phản xạ lại vũ trụ. Một phần được giữ lại ở tấng khí quyển của trái đất. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời vào khoảng 150 triệu kilomet. Mặt khác chiều cao từ đỉnh núi so với mực nước biển tầm vào khoảng vài kilomet, một con số vô cùng nhỏ bé với 150 triệu km nên sự chênh lệch về cường độ ánh sáng hầu như không đáng kể.

Mặt đất và không khí chính là nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Tầng khí quyển trái đất hầu như hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng bức xạ. Càng lên cao áp suất càng giảm vì thế mật độ không khí trong khí quyển sẽ loãng theo. Vì vậy nhiệt lượng bức xạ hấp thu được từ ánh sáng mặt trời cùng giảm nên bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn khi đi lên cao, và có sự hình thành tuyết trên các đỉnh núi cao. Theo con số thống kê cho thấy, độ cao của mặt đất cứ tăng lên thêm 1000 mét thì nhiệt độ không khí lại giảm xuống 6,5 độ C, nên các ngọn núi cao thường có nhiệt độ rất thấp, tạo thành một lớp băng tuyết phủ kín ngọn núi. Tuy nhiên điều này chỉ đúng ở tầng đối lưu và tầng bình lưu và trung lưu của khí quyển từ khoảng 85 km trở xuống.

Từ “tầng nóng” của khí quyển càng lên cao nhiệt độ càng nóng. Tầng điện ly cách mực nước biển từ 50 km đến 80–85 kmhiệt độ có thể lên tới 2000 độ C. Ở tầng này không khí là Nito và Oxi hầu như ở trạng thái ion vì thế tầng “nóng” còn được gọi là tầng điện li. Đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới nên có nhiệt độ rất cao. Tầng “ngoài” là nơi có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ tăng theo độ cao, có thể lên đến 2500 độ C. Tầng ngoài cao khoảng 500–1.000 km đến 10.000 km, đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.

Có thể nói nhiệt độ càng lên cao càng xuống thấp là đúng nhưng chỉ đúng trong một khoảng nhất định.

19 tháng 4 2019

Trái Đất được bao quanh bởi một lớp khí quyển dày đặc có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các tia gây hại lớp khí quyển này hoạt động như một màng lọc , giúp lớp không khí gần mặt đất sạch hơn . Nhưng cần biết thêm là không khí được chia làm 3 lớp lớp khí gần mặt đất và lớp khí quyển dày nhất , lớp khí ở giữa mỏng hơn . Ánh sáng mặt trời mang nhiệt , vì thế khi truyền tới trái đất cũng sẽ mang theo nhiệt . Ở tầng khí quyển do lớp khí dày , ngoài việc cản các tia sáng nguy hiểm , thì nó cũng giữ lại một phần nhiệt lượng của các ánh sáng này , các chùm sáng còn lại tiếp tục đi vào trái đất . Khi đó nhiệt lượng truyền xuống mặt đất bị bức xạ trở lại vào không khí , do lớp khí dày nên nhiệt giữ lại khiến cho nhiệt độ tăng cao . Vì thế khi lên cao , lớp khí mỏng giữ nhiệt ít nên cảm thấy mát lạnh hơn

18 tháng 12 2018

_Cao nguyên là địa hình thường có độ cao tuyệt đối là trên 500m.Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng,nhưng có sườn dốc,nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh

_Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.Độ cao tuyệt đối của nó thường dươi 200m,nhưng cx có những bình nguyên cao gần 500 m.

18 tháng 12 2018

tick cho mk đi bạn

7 tháng 12 2019

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.


3 tháng 1 2017

Các ngọn núi đá vôi thường lởm chởm, sắc nhọn. Nước mưa có thể thấm và các kẽ, khe, khoét mòn đá tạo thành cá hang rộng và dài.

3 tháng 1 2017

Ôn tập địa lý lớp 6

16 tháng 12 2016

I. Ngoại lực
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại lực
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……

1. Quá trình phong hóa
- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau

a. Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
-
Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...
- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...
- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...

b. Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá …

c. Mài mòn: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

3. Quá trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.


4. Quá trình bồi tụ
Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
* Kết quả: tạo nên địa hình mới.
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).
+ Do sóng biển: Các bãi biển.

=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

16 tháng 12 2016

- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

 

23 tháng 9 2017

G{130 độ kinh đông,15 độ vĩ bắc

H{125 độ kinh đông,0 độ vĩ tuyến