K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà để trồng súp lơ. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.

Đất trồng

Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH 6,0. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…

Hạt giống

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống súp lơ. Tuy nhiên, phổ biến nhất là giống súp lơ đơn và súp lơ kép.

Súp lơ đơn: Dùng để trồng vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ 1-2.kg.

Súp lơ kép: Trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to, nặng từ 1,5-3kg, màu trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.

Ngoài ra còn giống súp lơ xanh của Nhật Bản. Loại súp lơ này cả cuống lẫn ngà hoa đều có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn, nhưng ăn ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng.

Hạt giống bạn có thể lựa chọn và mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50 độ C trong vòng 25-30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5-4g. Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65-70%. Chú ý che mưa nắng cho cây giống.

Sau khi gieo hạt khoảng 15-18 ngày thì tiến hành cấy cây con. Khoảng cách cây cách cách là 50cm, hàng cách hàng 60cm. Nên trồng súp lơ vào buổi chiều để cây không bị héo và mua bén rễ. Khi đã cấy xong toàn bộ súp lơ thì tiến hành tưới nước giữ ẩm.

3 Chăm sóc

Tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buộỉ sớm và chiều mát bằng vòi phun nhẹ.

Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

Sau khi cấy cây được 15 ngày, tiến hành bón thúc đợt 1 cho cây bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ.

Đợt 2 bón sau đợt 1 khoảng 10-12 ngày.

Đợt 3 bón khi cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại).

Sau khi trồng được 45-60 ngày thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

4. Thu hoạch

Sau khi ngù hoa xuất hiện 15-20 ngày thì thu hoạch là vừa. Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của súp lơ.

9 tháng 5 2016

Rau là một lọai cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới nước, bón phân, và vun xới thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. 
Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp lá sẽ giảm, chế tạo ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt.Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hũu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.

9 tháng 5 2016

 Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.
 

21 tháng 11 2016

- Cày bừa kĩ trước khi gieo hạt.
- Luôn xới xáo cho đất tơi xốp.
- Phơi ải đất trước khi cấy.
- Làm cỏ sục bùn.
- Tránh úng lâu đối với các cây trên cạn bằng cách tháo nước.
 

16 tháng 11 2017

trong o noi rong rai

4 tháng 12 2016

1/ Đặc điểm bên ngoài của thân, lá ( các bộ phận, phân loại ).

  • Lá gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.

2/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm nhưng bộ phận nào? Chức năng của mỗi bộ phận.

  • Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

 

  • Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

  • Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

  • Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.


 

Câu 2: trả lời:

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

24 tháng 3 2021

Biện pháp kĩ thuật : 

Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.

- Phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt.

- Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo.

- Phải gieo hạt đúng thời vụ.

- Phải bảo quản hạt giống tốt.

 

– Cải biến tính di truyền của giống cây bằng các biện pháp: lai, chọn giống, cải tạo giống, gây đột biến,...

 

– Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng.

 

– Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng.

–  Chăm sóc cây: tưới, bón phân, phòng bệnh……tốt nhất để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.



 

11 tháng 5 2021

cải biến đặc tính di truyền

chọn những biến đổi có lợi

nhân giống

chăm sóc cây trồng

9 tháng 10 2017

Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:

     + Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.

     + Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.

     + Lá cây không có các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, làm giảm hiệu suất quang hợp, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

20 tháng 7 2017

   - rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng cây trên đất khô cằn, ít được tưới nước, bón phân và vun xới thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng

   - thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu nhập thấp

22 tháng 2 2021

Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:

+ Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.

+ Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.

+ Lá cây không có đủ nước và các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, quang hợp giảm, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết → cây còi cọc và năng suất thấp.

Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao.Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt.Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.
17 tháng 12 2016

_ Phương pháp thủa canh không có đất cây vẫn phát triển được bình thường vì:

+ Thủy là nước,thủy canh tức là canh tác trên môi trường nước.Những cây con được trồng sinh trưởng trên một dung dịch có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây có thê phát triển một cách khỏe mạnh,và không cần dùng đến đất.Những loại dung dịch có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng phát triển tốt.

_ Ưu điểm:

+ Khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh không cần quan tâm đến việc chuẩn bị đất trồng hay phân bón,cày bừa vun xới…
+Công nghệ trồng rau thủy canh giúp bạn sẽ không phải tưới nước hàng ngày mà trồng được nhiều vụ trên năm
+ Không tốn công nhổ cỏ hay là phun thuốc trừ sâu
+Công nghệ thủy canh cho năng suất rau cao hơn từ 30-40%
+ Do trồng rau bằng dung dịch dinh dưỡng và không sử dụng chất kích thích hay thuốc sâu
+ Công nghệ thủy canh không gây ô nhiễm cho môi trường,tiết kiệm diện tích trồng rau phù hợp với mọi gia đình