K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2016

Tớ chúc bạn có mot ngày nô-en vui vẻ nhé!vui

23 tháng 12 2016

Chưa đến à nhen!!Chúc sớm zậy!!Mà ngày 25/12 mới là ngày chính thức Noel mà bạn!thanghoa

31 tháng 10 2016

ok

 

31 tháng 10 2016

umk thanks pn nhìu Ngô Thị Thu Trang yeu

chúc bn hallowen zui zẻ nha

22 tháng 10 2016

đẹp thật

22 tháng 10 2016

sinh nhật U à

8 tháng 11 2021

ụ ụ ko cần chúc :VVVV

Mình thả tim cho nè:>

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

24 tháng 12 2016

Bạn có biết mối quan hệ giữa đôi mắt không? Chúng nhấp nháy cùng nhau, chúng di chuyển cùng nhau, chúng khóc cùng nhau, chúng cùng nhìn mọi thứ và chúng ngủ với nhau – nhưng chúng không bao giờ nhìn thấy nhau. Đó gọi là Tình bạn. Khát vọng của bạn chính là động cơ, động cơ của bạn chính là lòng tin, lòng tin của bạn chính là sự yên vui, sự yên vui đó là cái đích của bạn, cái đích đó là thiên đường của bạn. Sống hết lòng vì bạn bè. “Tuần lễ những người bạn”. Gửi đến tất cả những người bạn của tôi. Chúc bạn đón nhận tháng Giáng sinh an lành và một năm mới hạnh phúc!

Hình ảnh có liên quan

24 tháng 12 2016

GIÁNG SINH VUI VẺ NHÉ MỌI NGƯỜI^^

Kết quả hình ảnh cho ảnh giang sinh 2017

24 tháng 12 2016

Tui cũng vậy mà

24 tháng 12 2016

Hu hu hukhocroi

Xin chào tất cả các bạn, chúc các bạn có 1 cuối tuần thật vui vẻ nhaaa:3Thật không phủ nhận rằng việc kiếm GP ngày nay không khó, thế nhưng việc kiếm GP như thế nào cho đúng thì vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi, từ việc kiếm GP bằng việc có người quen tick như CTV Minyewcou và CTVVIP Lê Nhật Ninh thì cũng có mặt đúng mặt sai (mình sẽ không nhắc lại vấn đề nhạy cảm này), hay việc bạn HThanhPhong bị...
Đọc tiếp

Xin chào tất cả các bạn, chúc các bạn có 1 cuối tuần thật vui vẻ nhaaa:3

Thật không phủ nhận rằng việc kiếm GP ngày nay không khó, thế nhưng việc kiếm GP như thế nào cho đúng thì vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi, từ việc kiếm GP bằng việc có người quen tick như CTV Minyewcou và CTVVIP Lê Nhật Ninh thì cũng có mặt đúng mặt sai (mình sẽ không nhắc lại vấn đề nhạy cảm này), hay việc bạn HThanhPhong bị nhắc nhở khi copy các trang khác được nhắc nhở từ bạn HaNa và nhiều người khác.... MÌnh cũng không ngoại lệ khi cũng đã có lần copy từ các trang khác trong câu hỏi của CVT LNN. Mình nghĩ thực sự cũng không có gì đáng quan ngại cho lắm nhưng khi lục lại các bài post nhiều năm về trước của chị Alice Trần hay anh POP POP thì mình cũng hiểu được tầm quan trọng của nó. Trong bài post có đề cập đến việc copy, 1 vấn đề nhạy cảm, rằng copy gây ảnh hưởng xấu đến web vì việc sao chép thông tin (sao chép thông tin không ghi nguồn rõ, không xin phép,...), Google sẽ kiểm duyệt web và đánh giá, nếu như có nhiều copy,... thì Google sẽ đánh giá không tốt cho web (web mình là web học tập nhưng lại copy thì đâu còn gì là học tập???). Nếu như là những bạn lần đầu hỏi bài mà chỉ copy copy từ trang khác thì cũng chẳng giúp gì được cho người hỏi cả. 

Mình tạo bài post này mục đích chính là tuyên truyền cho web của mình, cùng nhau chung tay cải thiện web. Mục đích phụ là việc nhắc nhở bạn (https://hoc24.vn/thanhvan_buidangquang). Bạn có biết copy từ các trang khác gây ảnh hưởng như thế nào không? (Mình thấy bạn này rất giống với bạn Phan Lạc Long từ việc copy đến id có "thanhvan").

1. https://hoc24.vn/cau-hoi/quan-sat-hinh-131-hay-cho-biet-than-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-qua-trinh-bai-tiet-nuoc-tieu.8127560975304
                                    -----------------------------------
https://vietjack.me/quan-sat-hinh-131-hay-cho-biet-than-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-qua-t-151722.html

2. https://hoc24.vn/cau-hoi/quan-sat-hinh-134-hay-mo-ta-co-che-dieu-hoa-ham-luong-duong-trong-co-the-tu-do-giai-thich-tai-sao-gan-dong-vai-tro-quan-trong-trong-viec-duy-tri-can-bang-noi-moi.8127596311919
                -----------------------------------------
https://loigiaihay.com/can-bang-noi-moi-c70a16346.html

3. https://hoc24.vn/cau-hoi/hay-ke-ten-cac-san-pham-thai-cua-co-the-va-ten-co-quan-chu-yeu-bai-tiet-chat-do-bang-cach-hoan-thanh-bang-sausan-pham-thaico-quan-bai-tiet.8127553358547
                                   ----------------------
https://tailieumoi.vn/bai-viet/100438/hay-ke-ten-cac-san-pham-thai-cua-co-the-va-ten-co-quan-chu-yeu-bai-tiet-chat-do-bang-cach-hoan-thanh-bang-sau

(mình sẽ lấy sơ sơ một chút)

Yes, tra ra cũng có thể biết bạn copy, copy lại còn được tick thật sự quá bất công với tôi. Tôi không muốn phân biệt cấp bậc nhưng việc bạn copy và chỉ sau 1 đêm lên được "Hạ sĩ" thì tôi cũng không nói đến những "điểm GP bẩn" của bạn đâu! Cô Minh Lệ ạ, cô cũng cần phải biết rõ nguồn câu trloi chứ ạ, do thực lực của bạn hay người khác?

Mình cũng là 1 thành viên không lâu, từ cuối năm 2022 mình mới vào đây nên việc có sai sót cũng là điều khó tránh khỏi. Mình mong tất cả các bạn sẽ hiểu và cùng cộng đồng HOC24 nâng cao chất lượng web! Thân ái.

2
16 tháng 7 2023

Ừm, mình cũng k có gì để nói nhiều về vấn đề này cho mấy nhưng mà trc khi đăng bài nhắc nhở thì xem lại lỗi chính tả của bài c nhé, còn vài chỗ nó lỗi và sai sót.

16 tháng 7 2023

cảm ơn ạaa

25 tháng 12 2022

khiếm nhã là gì bạn nhonhung

19 tháng 9 2016

Học sinh vô kỉ luật :

+) Bỏ trống tiết .

+)Nói chuyện riêng trong giờ học .

+) chưa có ý thức tự giác

+) không học bài , không chuẩn bị bài cũ 

+) Xưng hô , nói chuyện với cô giáo thiếu lễ độ 

+) Đánh bạn .

+) thường xuyên đi học trễ ...

 

19 tháng 9 2016

Ở trường mk thì...:

-Học sinh cúp tiết

- Không thuộc bài, ko học bài

- Đi trễ

- Ko tham gia những hđ của trừơng, lớp

- Đem chất cấm vào trường

- Vô lễ với gv

- Quay cop bài trong giờ kiểm tra

- Đồng phục (quần jean, ko khăn quàng, dép lê, phấn,....)

- Xả rác bừa bãi

- Nói leo trong giờ học

- Chửi nhau vô văn hóa

- Đánh lộn

...................Nhiều lắm................