K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,... kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách "xâu chuỗi" các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn. Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện "Trạng". "Trạng" là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện "Trạng" đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật "Trạng" trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục. Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người.

1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào ?
a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan : "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?". Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua : nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua : từ con chim sẻ "phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, "chơi xỏ" của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài.
b) Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ... chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì... đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu... bị đẩy vào thế... bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé - nhân vật chính của câu chuyện - vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là... thần đồng đấy ư ?
2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố ?
a) Ta hãy lần lượt quan sát cách giải và lắng nghe lời giải của chú bé : Lần thứ nhất, em bé đố lại viên quan : "ngựa của ông đi một ngày được mấy bước". Lần thứ hai, em bé vặn lí với nhà vua : "Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !". Lần - thứ ba, em cũng đố lại vua, xin vua rèn cái kim thành con dao để xẻ thịt một con chim sẻ làm ba mâm cỗ. Và lần thứ tư, em bé dùng kinh nghiệm sống của nhân dân : kiến thấy mùi mỡ ắt phải tìm đến ! Điều thú vị là mỗi lần giải đố, em bé lại dùng một "chiêu" khác nhau. Lần thì lấy "gậy ông đập lưng ông" để đẩy đối phương vào thế bí mà chịu thua cuộc. Lần thì chỉ ra cái "chiêu" của đối phương vô lí, phi lí, trên đời không thể xảy ra khiến đối phương bị "tóm gáy", mà đầu hàng, hoặc cười xoà vui vẻ... Điều thú vị hơn nữa là tất cả những lời giải đố, những chiêu võ trí tuệ của em bé đều không chép từ sách vở nào cả mà bắt nguồn từ kiến thức đời sống. Nó tươi tắn, hồn nhiên mà bất ngờ, đầy sức thuyết phục. Đó chính là sự tươi tắn, thuần hậu, chất phác trong tâm hồn và trí tuệ của nhân dân. Chính nhân dân - những tác giả của câu chuyện cổ tích này - đã gửi trí khôn vào nhân vật em bé, nhờ nhân vật nói hộ mình những suy nghĩ, tính toán, những kinh nghiệm sống để giúp nhau gỡ rối, hoá giải các thử thách, khó khăn của các bài toán, câu đố trong cuộc sống hằng ngày.
b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là "Trạng nguyên", "Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han". Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? Đúng ! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến "một tai hoạ" thành "một bữa ăn sướng miệng". Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ "tang tình tang, tính tình tang..." mà các triều thần "mừng như mở cờ trong bụng" và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự "thán phục" này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta". Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo.
Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người.

12 tháng 10 2017

Nó rất hay ý nghĩa và rất sôi động

20 tháng 2 2019

nghị luận mà là lớp 6 ?

20 tháng 2 2019

chị google luôn rộng mở vòng tay vs ai gặp khó khăn đó bn

SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Mik lm thiếu

THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

23 tháng 10 2016
 

Một chiều đạp xe lang thang dọc con phố nhỏ thân quen, ngước nhìn vòm xanh cổ thụ tôi chợt nhận ra những đốm sáng lạ lùng - những chùm hoa xà cừ sắc vàng non rung rinh trong gió. Xà cừ ra hoa. Tôi thốt lên như một phát hiện diệu kì. Giữa nhịp sống đô thành hối hả người ta đã quên mất sự có mặt của loài hoa ấy. Cũng nở rộ khi mùa hạ đến, không đỏ chói như màu hoa phượng, chẳng lung linh như sắc tím bằng lăng, hoa xà cừ như cô thiếu nữ e lệ mang chút duyên thầm đồng nội. Phải chăng biết phận của mình, hoa lặng lẽ ẩn vào vòm lá. Nụ hoa xanh mướt như chồi non mới nhú, lớn hơn một chút tròn vo giống những hạt tấm lớn. Phải tinh mắt lắm mới nhận ra những bông hoa vàng nhạt li ti đính liên tiếp nhau thành một chuỗi tựa như những chùm hoa ngâu hay hoa dâu da xoan. Mỗi bông xà cừ xòe ra bốn cánh mỏng bao lấy nhụy vàng tươi, chỗ gốc nhụy pha sắc tím đỏ. Nơi phố thị, bách thảo đua hương, ganh sắc, hiếm có loại hoa nào khiêm nhường như xà cừ. Cây âm thầm chắt chiu màu nắng cả bốn mùa để đến hẹn cho hoa vàng nở rộ, đầy khắp các đầu cành. Hương thơm thoang thoảng khắp không gian, cho đến một chiều gió bứt những cánh hoa rắc vàng trên hè phố.

Chẳng biết hàng xà cừ xanh có mặt dọc những con đường tự bao giờ…? Cây là chiếc ô xanh khổng lồ che nắng hè rát bỏng, là “chiếc phong cầm vĩ đại” là “nhà nghệ sĩ mù lòa của phố phường” - cây xà cừ có tiếng ve, tiếng gió rì rào. Với chùm hoa vàng nhỏ li ti, cây là bà mẹ dịu hiền vươn những chiếc lá bầu dục xanh mềm như những ngón tay vuốt ve, nựng nịu. Một sớm mai thức dậy, ta ngỡ ngàng bởi góc phố nhỏ bỗng trỏ thành bức tranh vàng nhạt, những cánh hoa mỏng manh cứ xôn xao theo bước chân người.Xà cừ trút lá vào mùa xuân, lúc vạn vật đang đâm chồi, nảy lộc. Những ngày xuân muộn, gió lành lạnh, mưa bụi như rây, ngắm chút lá vàng xà cừ chao liệng thấy lòng mình bâng khuâng như gặp lại mùa thu đâu đây. Xà cừ thay lá chỉ một hai tuần, khi chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống thì trên những cành cây to lớn kia chồi non đã giăng đầy.Không đi vào trang sách học trò, chẳng hiện hình trong những câu thơ, cây xà cừ âm thầm thực hiện cho tròn đầy quá trình đơm hoa, kết trái. Quả xà cừ to như vốc tay, tròn như quả bóng bàn đung đưa. Quả già rụng xuống nếu không vỡ làm ba bốn mảnh thì lại lăn dọc theo lối đi tựa trái phi lao ngoài biển. Ngày bé, anh em tôi thường nhặt những quả lành lặn đem về chơi chuyền, chơi chắt hoặc xếp trên những lan can giả trò buôn bán. Quả xà cừ xù xì, màu nâu xám giống quả hồng xiêm nhưng rắn cấc. Tôi luôn tự hỏi: chẳng hiểu sao từ những bông hoa nhỏ xíu, mỏng manh hôm nay lại kết thành những quả rắn lạ lùng đến thế …?Thành phố ngày càng vươn cao theo những công trình, sẽ trống vắng và buồn biết mấy nếu thiếu đi những vòm xà cừ cổ thụ. Trẻ em bây giờ bị cuốn theo trò chơi điện tử cùng những thời gian biểu kín mít, chẳng còn hứng thú với những trò chơi dân gian xưa, và với các em quả xà cừ, hoa xà cừ càng trở nên xa lạ. Quả ấy không ăn được, hoa ấy không ngắm được, chúng sinh ra âm thầm và cũng lặng lẽ theo nhịp chổi của những người lao công tập trung về một nơi nào đó, xa lắm…Mỗi khi không gian rộn rã tiếng ve, ngoài kia dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy dưới trưa hè rừng rực lửa thì trong phố xà cừ lại bung ra những chùm hoa vàng như nắng. Chắt chiu từ thân mẹ xù xì, thô kệch những chùm hoa sao mà thân thương, dịu dàng đến lạ kì. Mỗi sớm tinh sương hay đêm khuya thanh vắng, lúc tâm hồn lắng lại sau những lo toan, tính toán đời thường, thả bước thong dong trên con phố xà cừ để cảm nhận hương thơm thoảng đưa trong gió, ta chợt thấy lòng mình yên tĩnh và thanh thản biết bao. Chỉ một lần thôi, bạn hãy thử trò chuyện với loài hoa bình dị ấy - hoa xà cừ…
24 tháng 10 2016

oa , co ca hinh ak .Tot that

hihi

15 tháng 12 2016

Kết quả hình ảnh cho Hinh chuyen dong Doraemon

   

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

    

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.



 

15 tháng 12 2016

Thay tu " cau be" thanh " toi" nha ban!

18 tháng 12 2019

các bạn giúp mình đi ,nếu dc lên mạng thì mình tra rồi

ngày mai thi học kì rồi đi mà!!!

1 tháng 10 2018

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

3 tháng 1 2019

Thạch Sanh là một người rất tốt bụng và dũng cảm . Chàng đã cứu công chúa và con vua Thủy Tề thoát khỏi con đại bàng hung ác . Chàng đã dũng cảm chém chết Chằn Tinh và nhặt được bộ cung tên bằng vàng . Khi quân mười tám nước chư hầu đòi đánh thì chàng liền lẳng lặng cầm cây đàn ra gảy . Tiếng đàn đã thôi thúc bọng giặc khiếng chúng phải quy lạy Thạch Sach nhưng Thạch Sanh không những không giết giặ mà chàng còn tốt bụng đem niêu cơm thần ra và đố mọi người ăn hết được niêu cơm sẽ có thưởng . Tuy ai ai cũng không ăn hết nhưng chàng vẫn thông cảm và tiến họ về . Thạch Sanh là một người thật thà , dũng cảm, lương thiện, vị tha .

Chúc bạn hok tốt nhak!☺️

10 tháng 4 2018

sẽ rất tội nghiệp 

21 tháng 4 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

21 tháng 4 2018

lLượm là 1 cậu bé gan dạ, hồn nhiên, vui tươi. Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng lại rất ham mê công việc Cách mạng. Cậu có lòng yêu nước vô tận. Lươm sẵn sáng chiến đấu để mang lại sự bình yên cho đất nước. Đó là một điều mà rất ít người làm được. Lượm như một vị anh hùng trong tim chúng ta. Dù Lượm đã hi sinh oanh liệt nhưng hình ảnh Lượm sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí ta. Hình ảnh Lượm vẫn sẽ còn đó, vẫn sẽ trong trẻo, hồn nhiên bao ngày, Em rất yêu quý Lượm. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để làm được nhiều việc tốt, giúp cho Đất nước ta tươi đẹp hơn.

21 tháng 2 2019

Đề 1: 

Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 2 2019

Đề 2:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.