K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

18 tháng 4 2020

Giúp gì vậy ??

Làm gì có bài tập đâu

29 tháng 8 2016

Người thân:

MB: Nếu ai hỏi tôi, tôi yêu ai nhất trong gia đình thì tôi sẽ trả lời ngay, tôi yêu mẹ nhất.

KB: Tôi rất yêu người mẹ của tôi, tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng mẹ.

Bạn bè:

MB: Ở trên lớp, có một người bạn mà luôn luôn gắn bó với tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn, đó là người bạn thân nhất của tôi - Ngọc.

29 tháng 8 2016

các bạn viết dài với hay nha

17 tháng 1 2021

Đình làng thường cổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống. Thường được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang là những bức hoành phi câu đối. Điện thờ là nơi thiêng liêng nhất để thờ thần, thành hoàng làng hoặc những người có công đóng góp, xây dựng giúp dân làng vượt qua khó khăn.

 

                               “Hôm qua tát nước đầu đình                       Để quên chiếc áo trên cành hoa sen”

Hình ảnh đình làng hiện lên thân thuộc và gần gũi, gắn bó với cuộc sống đời thường của từng người dân quê. Tuy nhiên, trong câu ca dao trên, đình làng chỉ là cái cớ, chỉ là hư ảo. Đình làng thường được xây dựng và tôn tạo tại vị trí trung tâm nhất của làng. Xung quanh đình thường có những cây cổ thụ bóng râm mát, một hồ sen và một khoảng sân rộng rãi. Cây cổ thụ như biểu tượng thiêng liêng của sức sống vững bền, chở che cho dân làng. Vậy thì cạnh đình làng đâu phải cánh đồng để chàng trai kia đi tát nước. Chắc chắn rồi, chàng trai vác gầu ra đấy không phải để tát nước. Chàng đang ngóng chờ người thương nên phải giả vờ vác gầu đi tát nước. Một tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhưng luôn giấu kín ở trong lòng. Đó là sự kín đáo, nhuần nhị trong cách thể hiện tình cảm của những đôi trai gái ngày xưa:

                            “Qua đình ngả nón trông đình,                  Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

Thực vậy, trong cộng đồng cư dân người Việt có lẽ không có cái gì gắn bó, thân thiết hơn là mái đình làng. Đình làng không chỉ là nơi thờ phụng thành hoàng làng, những người có công với dân làng mà còn là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng của người dân. Vào những ngày có công việc quan trọng, đình làng là nơi tụ họp, diễn ra các lễ nghi truyền thống. Mỗi năm lại có các ngày lễ lớn, có lễ hội diễn ra tại đình làng. Vào ngày thường nhật, đình làng là nơi trò chuyện của các cụ già, nơi vui chơi của các cháu nhỏ, thậm chí còn là nơi hẹn hò của các cặp nam thanh nữ tú. Mái đình luôn luôn là nơi bắt đầu của những mối tình thơ mộng:

                      “Trúc xinh trúc mọc đầu đình,               Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

Ngay cả việc miêu tả nhan sắc của một cô gái đẹp, người ta cũng liên tưởng tới hình ảnh cây trúc và mái đình làng quê. Một sự so sánh tưởng chừng phi lý nhưng rất hợp lý, cái hợp lý của thế giới tình yêu, và ngẫu nhiên tác tạo nên một bức tranh đầy thi vị: cây trúc – mái đình – người đẹp. Nghĩa là khi bước vào trong bức tranh ấy, người đẹp càng đẹp càng xinh hơn:

“Trăng thanh nguyệt rạng mái đìnhChén son chưa cạn sao tình đã quên?”

Ca dao tục ngữ diễn tả nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội, bao gồm các đề tài hài hước, châm biếm, gia đình và trữ tình. Nhưng nhất là về trữ tình, đã được các thanh niên nam nữ thời xưa, dùng để tỏ tình, thổ lộ tình yêu thầm kín của mình với người mình yêu. Thông qua ca dao, mái đình cứ ẩn ẩn hiện hiện giống như một ẩn dụ của văn hóa làng:

                              “Toét mắt là tại hướng đình                   Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”.

Đình làng thường quay mặt về hướng Nam. Chỉ có những trường hợp đặc biệt vì lý do phong thủy, đình mới quay mặt theo hướng khác. Thông qua cách bố trí mỗi ngôi đình, ta có thể thấy được những quy tắc địa lý – tín ngưỡng của người Việt xưa, thường được gọi là phép phong thuỷ. Người Việt xưa tin rằng, thế đất và hướng đình tốt xấu có thể tác động tới sự thịnh suy, lành dữ của cả làng. Vì thế, khi dựng đình, bao giờ người ta cũng rất chú trọng tới sự hài hoà của hai yếu tố Âm và Dương. Tuy nhiên, ở câu ca dao này còn có ngụ ý chính để nói về cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành xấu và ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường.

Hình ảnh đình làng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng, là biểu tượng rất đặc trưng trong văn học dân gian về làng quê. Cái nôi đưa ta đi đến những chân trời mới và chào đón ta ngày trở về với quê hương bản quán, đó chính là mái đình làng thân thuộc!bucminh

 

 

17 tháng 1 2021

có một số từ bị lỗi nhá bucminh

8 tháng 12 2016

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy ( gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- ( Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) ( Tình cảm của em gửi gắm tới con vật , người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

8 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

29 tháng 8 2019

Trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con đều khác thường, nhưng không giống nhau. Tâm trạng của con thì háo hức, tâm trạng mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng ấy đã thể hiện rất rõ qua các hành động và cử chỉ. Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi” : giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng. Nhưng rồi ngay sau đó “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”...

Trong khi đó người mẹ nằm thao thức không ngủ, “còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”. “Mẹ lên giường và trằn trọc”, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.



Read more: https://sachbaitap.com/soan-bai-cong-truong-mo-ra-sbt-ngu-van-7-tap-1-c45a14613.html#ixzz5xyoSw2lp

29 tháng 8 2019

Trong bai cong truong mo ra nguoi me la nguoi yeu thuong con vo bo ben yeu con manh liet 

qua nhung hinh anh:

+me san sang di an xin de nuoi con

+me thuc trang dem lo so mat con

+san sang hi sinh de cuu lay tinh mang cua con

+bo mot nam hanh phuc de tranh cho con mot gio dau don

18 tháng 9 2016

Có 4 bước tạo lập văn bản:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: kiểu bài, đối tượng, như thế nào?

Bước 2: Lập dàn ý: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

Em thấy bước thứ 2 là quan trọng nhất vì ta phải tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí và giúp không tẩy xóa, làm cho câu văn liên kết với nhau và hay hơn.

18 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhá

 

12 tháng 10 2016

Câu 1: Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

  • Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

  • Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

  • Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

    • Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

    • Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

  • Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2: Đoạn thơ có năm từ ta.

a. Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ.

b. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian.

c. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.

Câu 3:

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt.

Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4:

Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.

Câu 5:

- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

- Tác dụng:

  • Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

  • Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

  • Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

12 tháng 10 2016
1. Nhận dạng thể thơ của bài thơ dịch về soa câu, số chữ, cách hiệp vần theo những kiến thức đã biết về thể thơ lục bát.2. Đoạn thơ có năm từ "ta".a) Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ.b) Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian.c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.3. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.4.* Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. 5. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…).  Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
25 tháng 11 2016

hay quá tiểu thư họ nguyễn

25 tháng 11 2016

Ờ , hi bn đã trở lại .

Mong bn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho hoc24.vn

31 tháng 3 2022

tại sao lại kể 'chỉ những thầy thuốc dởm' đừng hiểu nhầm là bảo bài sai ,mà mình ko hiểu thôi nhévui

31 tháng 3 2022

ủa cjvtr =))

6 tháng 11 2021

Em tham khảo (Đây là văn bản, chứ không phải bài thơ, thứ 2 nữa là lần sau nhớ ghi rõ câu hỏi ra em nhé)

 

Xuyên suốt văn bản ta thấy hiện lên hình tượng 1 người mẹ cao cả và lớn lao. Người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng qua tình cảm, thái độ quý trọng của bố đối với mẹ ta thấy được những gian khổ hy sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố, qua đó thấy hình ảnh phẩm chất của mẹ.
- Nguyên nhân người bố viết thư cho con:

- Giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi cảm thấy xấu hổ trước mặt những người khác quát mắng hay bị đánh.

- Hình thức viết thư làm cho En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại nhiều lần.

- Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. = > Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.

1 tháng 10 2016
                            CỘNG HOÀ XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM
                                           Độc lp - T do - Hnh phúc


                                                   ………………., ngày     tháng 10  năm  2016
                          ĐƠN XIN HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG

 
 
        Kính gửi: Hiệu trưởng trường THCS Phan Huy Chú 
Họ và tên học sinh :…………………………......................
Ngày sinh: …………………………………………………
Học sinh lớp…………………
Nay em làm đơn này xin nhà trường cho phép em tham gia lớp học thêm trong nhà trường tổ chức, để ôn tập, củng cố kiến thức đã học, các môn học gồm:
 ..……………………………………………………..……………..………...
          Em cam kết sẽ tham gia học tập nghiêm túc, chấp hành đúng qui định của lớp học thêm và đóng tiền học đúng qui định của nhà trường.

 

Ý KIẾN CHA (MẸ) HỌC SINH
(Ký, ghi họ và tên)

 

 NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi họ và tên)