K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2021

Rồi. Tháng 7 luôn

24 tháng 2 2021

rồi. lúc mình đang ngủ một mình

Các bạn ơi cho mình hỏi  đc ko ạ?   "...Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. HỌ ĐÃ VỀ CHÀU THƯỢNG ĐẾ     Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời...
Đọc tiếp

Các bạn ơi cho mình hỏi  đc ko ạ?   "...Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. HỌ ĐÃ VỀ CHÀU THƯỢNG ĐẾ     Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. EM ĐÃ CHẾT VÌ GIÁ RÉT TRONG ĐÊM GIAO THỪACâu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được viết IN HOA? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?Câu 3: Thông điệp sâu sắc từ phần trích trên?

 

1
9 tháng 2 2021

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính của phần trích là Tự sự.

Câu 2:

Cách diễn đạt trong 2 câu được in hoa khác nhau về cách sử dụng từ ngữ:

+ Ở câu "Họ đã về chầu thượng đế", tác giả đã sử dụng lối nói giảm nói tránh, nhằm giảm bớt sự đau thương khi nói về cái chết của cô bé đáng thương

+ Ở câu "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa", tác giả nói trực tiếp vào thực tại, khi đó xuất hiện hình ảnh "người ta", tức là những con người trong đêm hôm trước đã không mua cho em lấy 1 bao diêm để em về đón giao thừa cùng "gia đình" mà thực ra chỉ có cha em - người sẽ đánh đập em khi thấy em không bán được diêm. Cách nói thẳng của tác giả nhấn mạnh cái chết của em bé để trực tiếp phê phán sự vô tâm, thờ ơ giữa con người với con người trong cuộc sống đương thời.

Câu 3:

- Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích: Mỗi người nên biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống thêm tươi sáng, xã hội thêm phần phát triển.

Xin thông báo bây giờ lạ 22 : 54

2 tháng 10 2018

t ko hok nè

mai có cô khó tính lắm 

haizz

ông cứ ngủ đi mong sáng bị thầy, cô cho ăn trứng ngỗng nhá

chúc may măns

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Chưa bao giờ như bây giờ hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu, không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá, sự kiện Ngô Bảo Châu... thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Chưa bao giờ như bây giờ hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu, không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá, sự kiện Ngô Bảo Châu... thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bó, sự đồng lòng đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn.[…] Hãy đoàn kết yêu thương, hãy tỉnh táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn… Chưa bao giờ như bây giờ chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất đang cùng nhau hoà trong cái TA rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên SỨC MẠNH VIỆT NAM, TINH THẦN VIỆT NAM.” (Nguồn GD&TĐ – Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh covd) 

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? (0,5 đ)

2. Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện trong câu văn “Hãy đoàn kết yêu thương, hãy tỉnh táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống.” và cho biết hành động nói đó được thực hiện theo cách nào ? (1 đ)

3. Theo em vì sao “chưa bao giờ như bây giờ hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết” ? (0,5 đ)

4.Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về SỨC MẠNH VIỆT NAM, TINH THẦN VIỆT NAM trong tình hình đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp? (3 đ).

1
26 tháng 6 2021

Tham khảo nha:

 

1. PTBĐ chính: nghị luận

2. Mục đích: kêu gọi. Hành động đó được thực hiện theo cách trực tiếp

3. “Chưa bao giờ như bây giờ hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết” bởi bây giờ, Việt Nam là điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu, không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế.

4. 

Đại dịch Covid 19 đã khiến cả thế giới chao đảo, trong đó có Việt Na. Nền kinh tế nước nhà giảm sút, nhiều hàng hóa khó xuất khẩu, đời dống nhân dân khó khăn. Ai cũng mong cuộc sống sẽ trở lại bình thường như trước. Muốn vậy, chúng ta phải nâng cao TINH THẦN VIỆT NAM, SỨC MẠNH VIỆT NAM.

Từ xa xưa, người Việt ta đã nổi tiếng với truyền thống đoàn kết, kiên cường, thương yêu lẫn nhau. Đó chính là SỨC MẠNH VIỆT NAM VÀ TINH THẦN VIỆT NAM. Trong thời chiến, nó chính là sức mạnh để cả dân tộc đánh bay mọi thế lực thù địch. Trong thời đại Covid 19 ngày nay, chắc chắn nó cũng là sẽ điều kì diệu dập tan dịch bệnh trên mặt trận không tiếng súng này.

Trong những ngày qua, SỨC MẠNH VIỆT NAM, TINH THẦN VIỆT NAM chưa bao giờ hết sục sôi. Dù đi qua bao nhiêu đợt dịch, điều đó vẫn như ngọn lửa ấm lan tỏa tới mọi người. Đảng và Nhà nước có những sách lược đúng đắn; các y, bác sĩ, lực lượng bộ đội, công an hết mình phục vụ nhân dân; nhân dân cả nước nghiêm túc thực hiện công tác phòng chống dịch. Những cây ATM gạo ra đời, những suất ăn miễn phí được chuyển đến tay người lao động nghèo,... Tất cả những điều ấy là minh chứng rõ nét cho SỨC MẠNH VÀ TINH THẦN VIỆT NAM. Người Việt là vậy, luôn kiên cường vượt ua khó khăn, thử thách. Vậy mà vẫn có những cá nhân vô ý thức, gây khó khăn cho công tác phòng dịch: trốn cách li, khai báo y tế gian dối, nhập cảnh trái phép,... Thật đáng buồn!

Dịch bệnh Covid 19 vẫn luôn là bài toán đau đầu của cả thế giới. Không phải ngãu nhiên mà dịch bệnh sẽ qua đi. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chung tay của mỗi cá nhân. Bởi vậy, hãy luôn để SỨC MẠNH VIỆT NAM và TINH THẦN VIỆT NAM trở nên sáng ngời!

1 tháng 1 2020

- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.

- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)

- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).

Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :

Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).

16 tháng 4 2022

rồi

16 tháng 4 2022

câu trần thuật : '' xuân đến.....ngủ đông thật dài ''.

tác dụng : kể tả sự vật cây cối  đâm chồi nảy lộc khi xuân đến.

PHẦN I (6 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: ... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm...
Đọc tiếp
PHẦN I (6 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: ... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. ( TríchNgữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Tìm và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong một câu ghép có trong đoạn văn. Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, em hãy chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được in đậm trong đoạn văn được trích và nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó? Câu 3: Kết thúc câu chuyện về “em gái” trên đã để lại dư âm sâu sắc trong lòng bao thế hệ bạn đọc. Bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, em hãy trình bày cảm nhận về cái chết thương tâm của cô bé. Đoạn văn sử dụng hợp lý thán từ (có chú thích rõ). Phần II (4 điểm). Cho đoạn ngữ liệu sau : ​“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”. (Trích Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn văn trên. Câu 2. Em hãy chỉ rõ công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Câu 3. Một số bạn mới ít tuổi đã bắt chước hút thuốc. Khi được nhắc nhở các bạn ấy nói: “Thuốc lá có thể có hại, nhưng cũng có thể có một lợi ích nào đó. Nếu không người ta đã không sử dụng nó phổ biến như vậy”. Hãy viết bài văn dài khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên./.
0
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.“Thế là em quẹt tất cả cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em cao lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu vụt bay  lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn  nào đe dọa nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

“Thế là em quẹt tất cả cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em cao lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu vụt bay  lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn  nào đe dọa nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy,  khi ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một  đầu năm hiện lên trên thi thể em bé bé ngồi giữa những bao diêm,  trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau “Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng  lúc hai bà cháu bay  lên

Xác định một câu ghép có trong đoạn trích trên.

 

0