K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Câu hỏi nghiên cứu có vai trò rất quan trọng, giúp người nghiên cứu định hướng và xác định đúng vấn đề đang cần nghiên cứu

- Xây dựng giả thiết trong nghiên cứu chính là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu vừa mới đặt ra

- Bước 1: Quan sát và thu thập dữ liệu

- Bước 2: Đặt câu hỏi

- Bước 3: Hình thành giả thuyết

- Bước 4: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng

- Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu

- Bước 6: Rút ra kết luận: Bác bỏ giả thuyết hoặc chấp nhận

- Các loại thiết bị: kính hiển vi, kính lúp, hộp đựng vật thí nghiệm, và các dụng cụ khác.

- Các phương pháp: Phương pháp quan sát, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.

22 tháng 3 2023

Nghiên cứu về công tác trồng cây xanh bảo ngăn chặn lũ ở địa phương.

5 tháng 2 2023

- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Để tìm hiểu một vấn đề sinh học, cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất.

- Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tùy từng đối tượng và vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp nghiên cứu sinh học thích hợp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất.

6 tháng 2 2023

Nêu và sắp xếp các kĩ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học:

- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi

+ Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết.

+ Qua quan sát để đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra “vấn đề” nghiên cứu.

- Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học

+ Giả thuyết phải cụ thể, liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra.

- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học

+ Trong bước này, thực hiện làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. 

+ Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới.

- Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

+ Trong bước này, thực hiện phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu.

+ Kết luận đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy. 

22 tháng 3 2023

1/

Xác định mẫu vật trong mỗi hình:

- Hình (a): Tiêu bản có chứa nhiều tế bào với các hình dạng, kích thước khác nhau → Đây là một tập hợp các vi sinh vật đơn bào → Đây là tiêu bản của một giọt nước ao.

- Hình (b): Tiêu bản có chứa các tế bào có hình dạng, kích thước như nhau, xếp sít nhau → Đây là các tế bào của cùng một mô → Đây là tiêu bản của một lát biểu mô ở động vật.

22 tháng 3 2023

2/

Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:

- Điểm giống nhau: Đều quan sát được các tế bào có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được.

- Điểm khác nhau:

+ Tiêu bản ở hình (a) là tiêu bản của các cơ thể đơn bào.

+ Tiêu bản ở hình (b) là tiêu bản của các tế bào có trong một mô của một cơ thể đa bào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 11 2023

a) Bạn đó đã làm sai ở bước 1 hoặc bước 4.

- Ở bước 1, nếu lớp tế bào bóc quá mỏng sẽ không quan sát được tế bào.

- Ở bước 4, khi đặt lamen lên tiêu bản nếu không đặt cẩn thận thì sẽ để lẫn quá nhiều bọt khí khiến không thể quan sát rõ tiêu bản dưới kính hiển vi.
b) Trong khoang miệng của người có nhiều loại hình dạng vi khuẩn khác nhau như hình cầu (Tụ cầu khuẩn Staphylcoccus), hình que (Trực khuẩn Bacillus), hình xoắn (xoắn khuẩn đỏ Rhodospirillum),…

- Hầu hết vi khuẩn trong khoang miệng thuộc vi khuẩn gram âm nên nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn sẽ bắt màu đỏ hồng với thuốc nhuộm fuchsine.

c) Qua thí nghiệm, cho thấy tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn so với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực quan sát được thành cấu tạo bởi vì tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

22 tháng 3 2023

Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nước có trong tế bào của rau, củ bị đóng băng. Khi nước bị đóng băng, các quá trình sống của tế bào bị dừng hoàn toàn. Đồng thời, các liên kết hydrogen trong nước của tế bào trở nên cứng hơn làm gia tăng thể tích gây phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế bào chết). Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, tế bào bị phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ sẽ bị hỏng rất nhanh.